Trong bài phát biểu tại lễ duyệt binh Ngày Hải quân ở St. Petersburg, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tự coi như nước này đã rút khỏi lệnh tạm dừng triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn, nếu Mỹ triển khai tên lửa tại Đức.
Tổng thống Vladimir Putin tham dự lễ duyệt binh Ngày Hải quân tại St. Petersburg. Ảnh: RT
Đầu tháng này, Mỹ và Đức đã công bố kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa chính xác tầm xa ở châu Âu. Theo thông cáo báo chí chung của Washington và Berlin hôm 10/7, Mỹ "sẽ bắt đầu triển khai theo đợt các khả năng hỏa lực tầm xa của Lực lượng đặc nhiệm đa miền tại Đức vào năm 2026”.
Ông Putin cho biết thông báo này rất "đáng chú ý”, vì việc triển khai như vậy sẽ đưa các cơ sở quân sự và quốc gia quan trọng của Nga, các trung tâm hành chính và công nghiệp, cũng như cơ sở hạ tầng quốc phòng vào tầm ngắm của những loại vũ khí đó.
Ông nhấn mạnh thời gian bay của những tên lửa này đến các mục tiêu trên lãnh thổ Nga là khoảng 10 phút và chúng cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
"Tình huống này gợi nhớ đến các sự kiện trong Chiến tranh Lạnh, liên quan đến việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Âu”, ông Putin tuyên bố.
Tổng thống Liên bang Nga cảnh báo nếu Mỹ thực hiện kế hoạch triển khai tên lửa tại Đức, Nga sẽ có phản ứng tương ứng.
"Nếu Mỹ thực hiện các kế hoạch như vậy, chúng tôi sẽ tự coi như đã rút khỏi lệnh tạm dừng triển khai vũ khí tấn công tầm trung và tầm ngắn đã thông qua trước đó, và sẽ thực hiện các bước để tăng cường năng lực của lực lượng ven biển thuộc Hải quân của chúng tôi”, ông Putin tuyên bố, lưu ý rằng việc phát triển một số hệ thống tên lửa này đang trong giai đoạn cuối.
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga cũng cam kết Moskva sẽ thực hiện các biện pháp tương tự để triển khai những hệ thống này, dựa trên hành động của Mỹ và các nước vệ tinh của họ tại châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.
Tuyên bố trên của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi ông gặp gỡ các lính thuỷ và thủy thủ trong buổi duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân hàng năm, lễ kỷ niệm chính của Hải quân Nga. Ông Putin ca ngợi Hải quân Nga là "lực lượng bảo vệ đáng tin cậy” cho biên giới biển và niềm tự hào và vinh quang của đất nước.
Ông Putin cho biết sức mạnh của Hải quân Liên bang Nga đã đạt được thông qua những nỗ lực và năng lực của các thủy thủ, cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng cường năng lực của Hải quân thông qua đào tạo và tăng cường thêm nhân sự, trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu hải quân, tăng cường cơ sở hạ tầng ven biển, tình báo và phòng không.
Theo Baotintuc.vn
Trợ lý Tổng thống Nga Nikolai Patrushev cho biết Mỹ đang muốn lập các trung tâm hậu cần tại khu vực Biển Đen để đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và triển khai vũ khí tầm xa.
Các quan chức Mỹ, Israel và UAE đã tổ chức một cuộc họp bí mật tại Abu Dhabi để thảo luận về kế hoạch tương lai cho Gaza sau khi xung đột kết thúc. Kế hoạch hòa bình của UAE cũng đề xuất có sự tham gia của các lực lượng quốc tế và yêu cầu chính quyền Palestine tiến hành cải cách.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo chính trực, nỗ lực không mệt mỏi và cống hiến phần lớn cuộc đời mình cho việc xây dựng và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với các chính trị gia, quan chức Mỹ gắn bó với Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi dấu ấn đặc biệt trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.
Lực lượng cảnh sát và quân đội Pháp đang được đặt trong tình trạng báo động cao trước lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris 2024 vào ngày 26/7 tới.
Theo thông tin cập nhật ngày 23/7, số người thiệt mạng trong vụ lở đất tại huyện Gofa, một khu vực hẻo lánh ở miền Nam Ethiopia đã tăng lên 229 người.