Nghiên cứu mới của Anh cho thấy hàng năm thế giới lại thải ra thêm 57 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường, 2/3 trong số đó đến từ khu vực Nam bán cầu.
Nghiên cứu này của các nhà khoa học Anh cho thấy rác thải nhựa vẫn tiếp tục là một vấn nạn mà thế giới cần chung tay giải quyết. Rác thải nhựa đang có mặt ở khắp nơi, từ nơi sâu thẳm nhất của đại dương cho tới đỉnh của những ngọn núi cao nhất thế giới.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Leeds của Vương quốc Anh cho biết 57 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra mỗi năm nhiều đến nỗi có thể lấp đầy công viên Trung tâm của thành phố New York, Mỹ và đạt tới chiều cao 443m - tương đương tòa nhà Empire State.
Rác thải nhựa vẫn tiếp tục là một vấn nạn mà thế giới cần chung tay giải quyết (Ảnh: Ocean Cleanup)
Giáo sư Costas Velis (trường Đại học Leeds, Vương quốc Anh) cho rằng: "Khó khăn nhất trong cuộc chiến chống rác thải nhựa nằm ở khu vực Nam bán cầu. Nơi đây đang có khoảng 1,2 tỷ người sống mà không được tiếp cận với các dịch vụ xử lý rác thải nhựa rắn. Do vậy, họ không có cách nào khác ngoài việc vứt bỏ ra môi trường hoặc đốt rác thải nhựa, dẫn đến tình trạng ô nhiễm".
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phố Lagos của Nigieria là thành phố xả nhiều rác thải nhựa ra môi trường nhất trên thế giới, trong khi Ấn Độ là quốc gia xả thải nhiều nhất, với 10,2 triệu tấn mỗi năm.
Liên hợp quốc cho biết hiện nay mỗi năm thế giới lại sản xuất ra tổng cộng 440 triệu tấn nhựa nhưng con số này sẽ tăng lên thành 1 tỷ 200 triệu tấn trong các năm tới.
Các chuyên gia cho rằng thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng vi nhựa và tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu vấn đề rác thải nhựa không được giải quyết triệt để.
Theo VTV.VN
Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/9 công bố số liệu cho thấy thâm hụt thương mại của nước này đã tăng mạnh trong tháng 7, lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2022 do nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.
Liên hợp quốc cho biết, một số quốc gia châu Phi đã triển khai các kế hoạch ứng phó để kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, tài chính và nguồn lực hạn chế đã cản trở những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Du khách châu Âu ngày càng ưa chuộng trở lại phong cách du lịch trọn gói theo tour.
Đối mặt với tình trạng tăng trưởng trì trệ, Trung Quốc đã quyết định tập trung toàn lực vào sản xuất, và phần lớn sản lượng đó sẽ được xuất khẩu.
Năm học mới đã bắt đầu tại Vương quốc Bỉ với quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong phạm vi trường học.
Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực thay đổi phong cách làm việc của người dân nước này bằng cách khuyến nghị giảm số ngày làm việc xuống còn 4 ngày/tuần.