Ngày 8/10, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) phát động chiến dịch quy mô lớn nhằm xác định danh tính của 46 phụ nữ đã tử vong bí ẩn trong các vụ án chưa được giải quyết nhiều năm qua ở châu Âu.
Trụ sở tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) tại Lyon, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiếp nối thành công của chiến dịch "Identify Me" trước đó khi danh tính của một phụ nữ bị sát hại 31 năm trước tại Bỉ đã được làm sáng tỏ, Interpol đã quyết định mở rộng quy mô cuộc điều tra. Lần này, danh sách các vụ án chưa được giải quyết liên quan đến quốc gia châu Âu như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Hầu hết các nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng đã tử vong, với nhiều dấu hiệu cho thấy họ đã bị sát hại hoặc qua đời trong những tình huống bí ẩn.
Tổng thư ký Interpol, ông Jurgen Stock, kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng để trả lại danh tính cho những người phụ nữ xấu số này. Ông nhấn mạnh ngay cả một thông tin nhỏ nhất cũng có thể là manh mối quan trọng giúp phá án.
Để tìm kiếm thông tin từ công chúng, Interpol đã công khai hình ảnh chân dung cũng như những đồ vật cá nhân của các nạn nhân được tìm thấy tại những nơi thi thể của họ bị bỏ lại. Ngoài ra, Interpol cũng nhờ tới 12 nữ đại sứ cao cấp, trong đó có diễn viên Hà Lan Carice van Houten và cựu vận động viên Pháp Marie-Jose Perec, đến từ 6 quốc gia trên để giúp tập hợp sự ủng hộ của công chúng.
Đây là lần đầu tiên Interpol quyết định chia sẻ công khai những thông tin mật, còn được gọi là "Black notices", vốn chỉ dành cho nội bộ cơ quan điều tra. Những thông tin này bao gồm các chi tiết quan trọng như vị trí phát hiện thi thể, hồ sơ ADN, dấu vân tay và mô tả đặc điểm ngoại hình của nạn nhân.
Interpol là tổ chức cảnh sát lớn nhất thế giới với 196 quốc gia thành viên. Trong 100 năm hoạt động, tổ chức này do các quan chức từ 5 nước phương Tây, bao gồm Mỹ và 4 nước châu Âu điều hành.
Theo Baotintuc.vn
Tại các quốc gia châu Á, dường như khái niệm "an cư, lạc nghiệp" đang trở thành một thách thức đối với rất nhiều người trẻ trong độ tuổi lao động.
Lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 3/10 ra tuyên bố tái khẳng định mối quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, kêu gọi các bên liên quan trong khu vực "hành động có trách nhiệm” và kiềm chế, đồng thời nhắc lại cam kết ủng hộ an ninh của Israel.
Ngày 2/10, các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) kêu gọi giảm leo thang căng thẳng ở Trung Đông đồng thời nhấn mạnh khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay bằng biện pháp ngoại giao.
Tình trạng hạn hán tồi tệ đã làm mực nước sông Solimoes, một trong hai nhánh chính của sông Amazon xuống mức thấp kỷ lục.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 2/10 đã bày tỏ sự phản đối cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel hôm 1/10.
Ngày 1/10 (giờ địa phương) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Á - Âu lần thứ ba "10 năm Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) - triển vọng và các ưu tiên” nhân dịp kỷ niệm 10 năm ký Hiệp ước về Liên minh, tại thủ đô Yerevan của Armenia đã diễn ra phiên họp toàn thể về chủ đề số hoá trong liên minh.