Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Nga có thể phải đối mặt với thử thách lớn. Chính quyền Trump mới có thể gia tăng áp lực để Ấn Độ giảm sự phụ thuộc vào vũ khí và năng lượng từ Nga, đồng thời tăng cường liên minh với Washington trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan (Nga) ngày 22/10/2024.

Chính quyền Trump thứ hai tại Mỹ có thể trở thành "phép thử" cho mối quan hệ lịch sử bền chặt của Ấn Độ với Nga. Với áp lực ngày càng tăng từ Mỹ đối với quốc phòng và năng lượng, Ấn Độ có thể phải đối mặt với những quyết định khó khăn về các liên minh của mình. Trong khi Ấn Độ hướng tới chính sách đối ngoại "đa liên kết", động thái từ Nhà Trắng của ông Trump nhằm "kéo New Delhi ra khỏi Moskva" có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong mối quan hệ Ấn Độ-Nga.

Sự thay đổi trong mua sắm quốc phòng

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga từ lâu đã được xác định bởi hoạt động thương mại quốc phòng đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển dịch dần dần sang công nghệ quốc phòng của Mỹ đang trở nên rõ ràng. Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể khuếch đại động thái của Washington thúc đẩy Ấn Độ đa dạng hóa khỏi vũ khí của Nga.

Gần đây, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt trị giá 3 tỷ USD cho 31 thiết bị bay không người lái MQ-9B từ tập đoàn quốc phòng Mỹ General Atomics. Đây được coi là phản ứng trước cả nhu cầu an ninh khu vực và là dấu hiệu cho thấy sự liên kết ngày càng tăng của Ấn Độ với các nhà cung cấp quốc phòng của Mỹ. Thỏa thuận này bổ sung vào một loạt các vũ khí, trang thiết bị quan trọng của Mỹ mà Ấn Độ đã mua trong những năm gần đây, chẳng hạn như máy bay giám sát hàng hải P-8I, đã đánh bại các lựa chọn từ Nga và cho thấy sự tin tưởng của Ấn Độ vào công nghệ của Mỹ.

Ngoài ra, Ấn Độ đã mua trực thăng Apache và Chinook, tăng cường khả năng chiến thuật và hoạt động của mình theo cách mà các sản phẩm của Nga đã phải vật lộn để theo kịp. Những vụ mua lại này nhấn mạnh một xu hướng đáng chú ý rằng Mỹ, ít nhất là một phần, đang thay thế Nga trở thành đối tác quốc phòng được Ấn Độ hướng đến, đặc biệt là trong các loại vũ khí tiên tiến, có khả năng tương tác tạo điều kiện cho hợp tác chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Sự thay đổi này phù hợp với mục tiêu lớn hơn của chính quyền Trump là đưa Ấn Độ trở thành "nền tảng" cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.

Dầu mỏ của Nga và mối đe dọa gia tăng lệnh trừng phạt

Ngoài quốc phòng, việc Ấn Độ mua dầu thô từ Nga cũng có thể bị giám sát chặt chẽ nếu khi Trump trở lại Nhà Trắng. Việc nhập khẩu dầu thô Nga giá rẻ là một biện pháp ổn định nhu cầu năng lượng của Ấn Độ trong bối cảnh giá cả toàn cầu biến động. Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể sẽ đồng nghĩa với việc tăng cường trừng phạt Nga, có khả năng hạn chế các cơ chế mà các thực thể Ấn Độ giao dịch với các nhà cung cấp năng lượng của Nga.

Chính quyền Trump trước đây đã nhắm vào các tuyến đường dầu mỏ chính của Iran và Venezuela, và xuất khẩu năng lượng của Nga hiện có thể phải đối mặt với những động thái tương tự nếu ông Trump gây sức ép buộc Ấn Độ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung này. Mỹ có thể áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp, tạo ra các trở ngại tuân thủ cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm Ấn Độ tham gia vào các giao dịch với các công ty Nga. Cách tiếp cận này phù hợp với lập trường chính sách đối ngoại trước đây của ông Trump, không khoan nhượng đối với các quốc gia mua năng lượng từ các quốc gia "đối địch".

Nếu không có các ngoại lệ hoặc miễn trừ có thể tiếp cận được, Ấn Độ nguy cơ phải đối mặt với tình trạng bị siết chặt trong lĩnh vực năng lượng, có thể khiến giá cả trong nước tăng cao và làm phức tạp thêm tình hình tài chính của mình. Chính sách năng lượng của chính quyền Trump mang tính giao dịch và sự linh hoạt của Ấn Độ đối với việc mua dầu từ Nga có thể nhanh chóng trở thành một yếu tố quan trọng trong các cuộc đàm phán với Washington.

Tóm lại, sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump sẽ mang đến nhiều thách thức cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga. Trong bối cảnh chính quyền Trump mới có khả năng thúc đẩy Ấn Độ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí và giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, New Delhi sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng về cách thức duy trì mối quan hệ truyền thống với Moskva trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu từ Washington.



Theo Baotintuc

Các tin khác


Mexico phát hiện 11 thi thể trong xe tải bỏ hoang

Ngày 7/11, nhà chức trách Mexico đã phát hiện 11 thi thể, trong đó có 2 trẻ vị thành niên, trong chiếc xe bán tải bỏ hoang trên đại lộ ở Chilpancingo, thủ phủ bang Guerrero, miền Nam nước này.

Kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 7/11, Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm sự kiện vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 - 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới và là hình mẫu cho nhiều dân tộc bị áp bức noi theo, đứng lên giành lấy quyền xây dựng một xã hội vì con người, trong đó có dân tộc Việt Nam với cuộc Cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Lãnh đạo nhiều quốc gia gửi lời chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump dẫn đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng với lợi thế lớn về phiếu đại cử tri, trong khi thế giới dõi theo từng diễn biến của cuộc bầu cử Mỹ.

Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

Fox News: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.

Bầu cử Mỹ 2024: Thế giằng co tại các bang chiến địa

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang diễn ra quyết liệt khi hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đang bám đuổi nhau về phiếu phổ thông tại nhiều bang chiến địa, những nơi được cho sẽ quyết định thành bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục