Châu Á đã mau chóng nổi lên như một trung tâm của thế giới về các tòa nhà chọc trời dù cho tới giữa thế kỷ 20, Mỹ vẫn là nơi tập trung hầu hết các tòa nhà cao nhất, gồm cả cao ốc Empire State 381m được xây năm 1931.

 

Các cao ốc mọc lên tua tủa tại Hongkong (Ảnh HL)

Với sự lớn mạnh nhanh chóng về kinh tế của các nước châu Á và giá đất tăng do mật độ tập trung của dân cư cao, châu Á đã trở thành trung tâm của các siêu cao ốc.

Trong vài năm gần đây, hàng loạt siêu cao ốc đã mọc lên tại châu Á. Đó là tòa tháp đôi Petronas tại Kuala Lumpur, Malaysia cao 492m - hoàn thành năm 1998,  Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải, Trung Quốc cao 492 m - hoàn thành năm 2008, tòa tháp Đài Bắc 101 tầng, cao 508 m ở Đài Loan - hoàn thành năm 2004. Mỗi tòa nhà trên tiêu tốn ít nhất 1 nghìn tỷ won, chỉ cho xây dựng.

Với nhiều dự án khác về các siêu cao ốc hoặc hàng loạt nhà chọc trời đang được dựng lên, châu Á  mau chóng trở thành thủ đô của thế giới về những tòa nhà cao nhất. Hiện, tại Trung Quốc, Tháp Thượng Hải cao 632m sẽ hoàn tất vào 2014, Tháp Trung Quốc 117 cao 597m ở Thiên Tân đang được xây dựng và dự kiến hoàn tất toàn bộ vào 2012.

Tại Hàn Quốc, việc xây dựng tháp Landmark DMC cao 640m đang được tiến hành và sẽ xong vào năm 2015. Sau khi xong, nó sẽ trở thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới sau cao ốc Burj Khalifa ở Dubai. Tháp DMC đang mọc lên ở khu Sangam-dong, tây bắc Seoul.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn đang xây dựng và sẽ hoàn tất Tháp Giấc mơ Seoul tại Yongsan, trung tâm Seoul vào năm 2016.

Việc xây dựng các siêu tòa nhà chọc trời đòi hỏi kỹ thuật khó, cho phép các cao ốc chịu được sức nặng khổng lồ của nó. Các nhà xây dựng phải dùng kỹ thuật đo GPS để đảm bảo tòa nhà đứng thẳng cũng như phải tìm thang máy siêu nhanh để chở mọi người lên cao hàng trăm mét.

Chi phí để xây các siêu cao ốc tốn kém gấp 2 tới 3 lần các tòa nhà bình thường và nó cần khoảng không bên trong khá lớn cho các thang máy.

 

                                                                            Theo Vnn

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục