Ngày 30-1, LB Nga và CHXHCN Việt Nam kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (30-1-1950 - 30-1-2010).

Nhân dịp này, Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại Việt Nam Andrei Grigorievich Kovtun có bài viết đánh giá quá trình hình thành và phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược, hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa Liên Xô (trước đây), LB Nga ngày nay và Việt Nam. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết này.
 
Liên Xô là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày nay khi nhìn lại quá khứ, chúng ta có quyền tự hào rằng, trong suốt sáu thập kỷ qua, toàn bộ lịch sử phát triển quan hệ giữa hai nhà nước và hai dân tộc chúng ta được ghi nhận là một quá trình liên tục củng cố và tăng cường tình hữu nghị, sự tin cậy sâu sắc và tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi đã ở bên cạnh nhân dân Việt Nam trong những năm đấu tranh gian khổ giành tự do, độc lập và thống nhất đất nước, trong giai đoạn phục hồi kinh tế đất nước sau chiến tranh. Quan hệ Nga - Việt Nam đã vượt qua thử thách phức tạp nhất - thử thách của thời gian - một cách xứng đáng. Dù khó khăn đến đâu, chúng ta bằng nỗ lực chung không những đã gìn giữ mà còn phát huy được tài sản chung đáng quý đó. Ngày nay, Nga và Việt Nam là những người bạn tin cậy và đối tác chiến lược, đang vững tin đi tới những chân trời mới của quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi.

Tình hữu nghị lâu năm giữa hai dân tộc chúng ta được thể hiện hết sức rõ ràng trong thực tiễn. Những năm qua, chúng ta đã cùng nhau làm việc hiệu quả, góp phần tạo dựng nên bộ khung của nền công nghiệp Việt Nam, trong đó có những lĩnh vực cơ bản như công nghiệp than, khai thác dầu mỏ và năng lượng. Những ngành này hiện nay đang giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển đi lên của nền kinh tế Việt Nam. Nhờ viện trợ kỹ thuật của Liên Xô trong những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện có tổng công suất trên bốn nghìn MW, trong đó có Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lớn nhất thời ấy. Tổ hợp dầu khí là một tấm gương sáng chói cho sự phối hợp chặt chẽ của chuyên gia hai nước. Vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này thuộc về Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, doanh nghiệp nằm trong số những công ty dầu khí hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới.

Những năm 90 của thế kỷ vừa qua đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước. Hiệp ước về cơ sở quan hệ hữu nghị giữa Nga và Việt Nam ký kết năm 1994 đã đặt nền móng để tiếp tục gia tăng mối quan hệ song phương trong hoàn cảnh mới.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu của Tổng thống LB Nga vào tháng 3-2001, hai nước đã ký kết Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược, tạo điều kiện nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới về chất, đáp ứng những yêu cầu của thời đại và lợi ích sống còn của nhân dân hai nước chúng ta.

Việc đối thoại thường xuyên của lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ chặt chẽ của các bộ, ngành chuyên môn và các tổ chức xã hội góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ Nga - Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Trong vòng hai năm trở lại đây nhiều vị lãnh đạo Việt Nam đã thăm Nga: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.

Hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên trường quốc tế, điều đó thể hiện sự hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc và sự gần gũi về quan điểm của hai nước về nhiều vấn đề trọng yếu của chương trình nghị sự quốc tế. Nga và Việt Nam luôn nhất quán ủng hộ việc khẳng định những bước khởi đầu mang tính tập thể trong chính sách thế giới, hình thành hệ thống quốc tế đa cực dựa trên luật pháp quốc tế và quan hệ ngoại giao đa phương mà LHQ giữ vai trò trung tâm. Ðiều đó được khẳng định rõ ràng trong thời gian CHXHCN Việt Nam đảm trách cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Hoạt động chung tại khu vực Ðông - Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương cũng mang lại những kết quả tích cực, đó là hoạt động trong khuôn khổ APEC, đối thoại Nga - ASEAN và nhiều tổ chức khu vực khác. Việc Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm 2010 hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp.

Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác kinh tế - thương mại là thành phần then chốt trong quan hệ Nga - Việt Nam, đồng thời những vấn đề tăng cường chất lượng và hiệu quả cho mối quan hệ đó có ý nghĩa ngày càng lớn. Chính vì vậy, chuyến thăm làm việc tại LB Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 14 và 15-12-2009 có ý nghĩa to lớn. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã trao đổi ý kiến với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và hội đàm với Thủ tướng LB Nga V.Putin. Hai bên đã đạt được những thỏa thuận hết sức quan trọng nhằm phát triển quan hệ đối tác chiến lược song phương trong những lĩnh vực then chốt. Ðó là các lĩnh vực năng lượng, tổ hợp dầu khí và hợp tác kỹ thuật quân sự. Những kế hoạch đề ra trong chuyến thăm xác định những định hướng hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong nhiều năm tiếp theo. Nhiệm vụ chính hiện nay là bảo đảm thực hiện những thỏa thuận đó một cách thỏa đáng, thông qua đó góp phần thúc đẩy đưa quan hệ Nga - Việt Nam đến một giai đoạn phát triển mới.

Hai bên đã tích lũy được kinh nghiệm hợp tác phong phú về giáo dục: Từ những năm 50 của thế kỷ trước đã có gần 150 nghìn chuyên gia Việt Nam được đào tạo và bồi dưỡng trong các trường đại học Liên Xô/Nga. Hơn 50 nghìn người trong số họ đã tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp, gần hai nghìn người có bằng phó tiến sĩ (tiến sĩ), hơn 200 người là tiến sĩ (tiến sĩ khoa học). Hiện nay, trong các trường đại học của Nga có gần năm nghìn sinh viên Việt Nam đang theo học bằng học bổng nhà nước và trên cơ sở trả phí đào tạo. Hai bên đang triển khai kế hoạch thành lập trường đại học công nghệ liên kết Nga - Việt Nam.

Về tổng thể, quan hệ giữa Nga và Việt Nam mang tính bao trùm rộng khắp. Quan hệ đó dựa trên những truyền thống quý báu nhất của tình hữu nghị chân thành và hiểu biết lẫn nhau. Ở Nga, chúng tôi biết rõ nhân dân Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của đất nước chúng tôi. Chúng ta còn gắn bó với nhau bởi Chiến thắng chung chống chủ nghĩa phát-xít mà vào tháng 5 tới sẽ tròn 65 năm Ngày kỷ niệm. Nga không bao giờ quên rằng, trong hàng ngũ những chiến sĩ bảo vệ Moscow năm 1941 xưa kia có cả đại diện của nhân dân Việt Nam.

Chính mối thiện cảm chân thành, tình hữu nghị, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau đó, cùng với quyết tâm chính trị của lãnh đạo hai nhà nước và thiện chí của hai dân tộc chúng ta, cho phép khẳng định một cách tin tưởng rằng, trong tương lai chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đề ra, vươn lên tầm cao mới của quan hệ hợp tác song phương.

 
                                                                        Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các tàu chiến của Hàn Quốc đã được lệnh cảnh giác sau cuộc đọ súng với quân đội CHDCND Triều Tiên trên vùng biển tranh chấp.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội nghị quốc tế về Afghanistan

Theo Reuters, ngày 28-1, tại Luân Ðôn (Anh) diễn ra Hội nghị quốc tế về Afghanistan với sự tham dự các đại biểu từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Hội nghị này, Tổng thống Afghanistan H.Karzai công bố kế hoạch dành cho các thủ lĩnh và chiến binh Taliban nguồn tài chính và việc làm để thuyết phục họ và các nhóm vũ trang khác hạ vũ khí.

Vụ cướp mộ cổ gây chấn động ở Trung Quốc

Một nhóm cướp đã dùng xe ủi đào xới hơn 10 ngôi mộ cổ ở phía đông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, và lấy đi hầu hết mọi thứ.

Nga sẵn sàng giúp tái thiết Afghanistan bằng tiền của...phương Tây

Nga đã sẵn sáng tái giúp sức tái thiết Afghanistan, nhưng với điều kiện phương Tây phải cung cấp tiền, một tờ báo Nga đưa tin hôm thứ 4 (27/1), dẫn lời phái viên Nga tại NATO.

DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI Ở DAVOS, THỤY SĨ Bàn các vấn đề nóng bỏng toàn cầu

Điểm đáng chú ý nhất lần này là sự hiện diện của các tổ chức tài chính khổng lồ mà tại diễn đàn trước đã từng vắng mặt

Campuchia xét xử đối tượng nhổ cọc phân giới với Việt Nam

Tòa án tỉnh Svay Rieng hôm qua đã đưa ra phán quyết vụ ông Sam Rainsy và những đối tượng đã tham gia nhổ 6 cọc tiêu phân giới cắm mốc của Ủy ban Biên giới chung Việt Nam - Campuchia hồi cuối năm ngoái.

Triều Tiên thúc giục hiệp ước hòa bình giữa lúc hai miền căng thẳng

Triều Tiên hôm qua tiếp tục thúc giục ký kết một hiệp ước hòa bình nhằm chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, giữa lúc căng thẳng hai miền gia tăng sau vụ bắn pháo gần vùng biển tranh chấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục