Iran hôm qua tuyên bố nước này sẵn sàng gửi urani ra nước ngoài để làm giàu hơn theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc – quyết định dường như là chỉ dấu cho thấy có sự thay đổi lớn trong lập trường của Tehran về vấn đề hạt nhân.
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad bất ngờ tuyên bố quyết định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình nhà nước Iran. Ông nói sẽ “không có vấn đề gì” trong việc Iran trao cho phương Tây urani làm giàu cấp độ thấp của nước này và vài tháng sau nhận lại urani làm giàu ở cấp độ 20%. Đây là dấu hiệu về một sự chuyển biến lớn từ phía Iran. Nhưng vẫn chưa rõ ông Ahmadinejad nhượng bộ được bao nhiêu, dù ông dường như lần đầu tiên nói rằng Iran sẵn sàng chuyển urani được làm giàu ra nước ngoài và đợi nhận lại số urani dưới dạng nhiên liệu phục phụ cho lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân. Nhưng khung thời gian ông này đưa ra là 4 hoặc 5 tháng - ngắn hơn so với một năm mà các quan chức phương Tây cho rằng là khoảng thời gian cần thiết để chuyển nhiên liệu đã được làm giàu của Iran thành các thanh nhiên liệu phục vụ cho lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân. Nếu bất đồng này không thể được vượt qua, đây có thể là cái cớ để các quan chức Iran loan báo rằng thỏa thuận đã đổ vỡ do sự trì hoãn từ phía phương Tây, bất chấp thiện ý từ Tehran. Ahmadinejad cũng không tuyên bố liệu Iran có sẵn sàng chuyển gần như toàn bộ số urani trong một lần hay không - một điều kiện khác mà 6 cường quốc (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Ðức) đặt ra. Các chuyên gia tin rằng sẽ cần ít nhất 1 năm để làm giàu số urani này với cấp độ cao hơn. Nhiều tháng nay, các quan chức Iran thường chỉ trích kế hoạch trên của phương Tây, trong khi phương Tây nghi ngờ rằng chương trình hạt nhân của Iran đã được khởi động để sản xuất vũ khí hạt nhân. Theo Dantri
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad
Bộ trưởng thương mại của khoảng 20 nền kinh tế lớn hôm 30-1 bày tỏ sự bi quan trước Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu trong năm nay tại cuộc gặp không chính thức diễn ra bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ). Nhiều nước đã quy trách nhiệm cho Mỹ về nỗi lo này.
Sau cuộc điều trần của cựu thủ tướng Anh Tony Blair, các chuyên gia nhận định cho dù vấn đề kinh tế vẫn là mối quan tâm chính của cử tri Anh trong cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 6-5 tới, nhưng vấn đề Iraq vẫn có vai trò quyết định qua lá phiếu.
Phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh đe dọa tăng thêm rạn nứt giữa hai nền kinh tế khổng lồ
Hai đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ tới Triều Tiên để tham khảo ý kiến nối lại đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên – thông báo của Liên Hợp Quốc cho biết.
Cách đây 60 năm, ngày 31-1-1950, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một trang sử mới cho quan hệ giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước. Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Campuchia hôm 30/1 nói, quân đội Thái và Campuchia vừa có một vụ đọ hoả lực nhỏ tại quận Veal Veng, tỉnh Pursat của Campuchia.