Một góc Thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND 
Triều Tiên.

Một góc Thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên.

Cách đây 60 năm, ngày 31-1-1950, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một trang sử mới cho quan hệ giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước. Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng CS Việt Nam và Ðảng Lao động Triều Tiên, với nỗ lực chung của nhân dân hai nước, quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành xây dựng đã vượt qua nhiều thử thách, không ngừng củng cố và phát triển. Chính phủ và nhân dân hai nước đã và đang dành cho nhau sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.


 

Trên lĩnh vực chính trị, hai nước trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp. Chuyến thăm chính thức Triều Tiên tháng 7-1957 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuyến thăm chính thức Việt Nam cuối tháng 11 đầu tháng 12-1958 của Thủ tướng Kim Nhật Thành đã đặt dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước. Kế thừa nền tảng do hai vị lãnh đạo tiền bối xây dựng, lãnh đạo hai nước ở các cấp tiếp tục duy trì các cuộc thăm lẫn nhau. Sau chuyến thăm Triều Tiên của Chủ tịch nước Trần Ðức Lương tháng 5-2002 và đặc biệt là chuyến thăm Triều Tiên của Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh và cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh và Tổng Bí thư Kim Châng In tháng 10-2007, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được củng cố và có bước phát triển mới.


 

Tháng 5-2008, Bộ Ngoại giao hai nước thỏa thuận thiết lập cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng để thường xuyên trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt, và đã tổ chức hai cuộc họp tại Bình Nhưỡng năm 2008 và Hà Nội năm 2009.


 

Quan hệ kinh tế hai nước gần đây có những bước tiến mới. Tháng 9-2000, hai nước thiết lập cơ chế Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Triều Tiên để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước. Kỳ họp lần thứ 7 tổ chức vào tháng 4-2009 tại Hà Nội đã trao đổi nhiều biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế song phương.


 

Qua nhiều năm, hai nước đã ký nhiều hiệp định quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác song phương, như Hiệp định hợp tác khoa học - kỹ thuật (tháng 10-1958), Hiệp định thương mại và hàng hải (tháng 12-1962), Hiệp định tương hỗ y tế (tháng 12-1966), Hiệp định hợp tác vận tải hàng không dân dụng (tháng 1-1977), Hiệp định vận tải biển (tháng 5-2002); Hiệp định thương mại (tháng 5-2002); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 5-2002); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (tháng 5-2002).


 

Với diện tích 122.762 km2, số dân 24,05 triệu người, nhiều tài nguyên thiên nhiên (các mỏ măng-gan, đồng, kẽm, than, vàng...), Triều Tiên là một thị trường mới và tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đầu tư, kinh doanh trên các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Triều Tiên sẽ có bước phát triển mới, xứng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai nước.


 

Hai nước cũng duy trì tốt quan hệ hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và giao lưu hữu nghị. Triều Tiên đã giúp đào tạo hàng trăm sinh viên Việt Nam trong những năm trước đây. Nhiều người trong số họ đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, tích cực đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước cũng như tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên. Hằng năm, Việt Nam đều cử đoàn nghệ thuật sang Triều Tiên dự Liên hoan nghệ thuật mùa xuân tháng 4 tổ chức tại Bình Nhưỡng, các tiết mục biểu diễn được đánh giá và đoạt giải cao. Các huấn luyện viên Triều Tiên đã và đang giúp huấn luyện cho đội tuyển quốc gia Việt Nam các môn Tê-cuôn-đô, bóng đá nữ...


 

Hội hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên và Hội Hữu nghị Triều - Việt đã trở thành cầu nối quan trọng, góp phần thúc đẩy và phát triển quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Hai hội đã thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu hữu nghị, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của hai nước.


 

Trên cơ sở những thành tựu hợp tác trong 60 năm qua và tiềm năng hợp tác trong thời gian tới, với sự quan tâm và nỗ lực chung của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Triều Tiên sẽ tiếp tục phát triển phù hợp với thời đại mới, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
 
 
                                             Theo ND


 

Các tin khác


IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục