Hàng loạt sản phẩm sữa bột trẻ em nhiễm bẩn bị thu hồi tại Trung Quốc trong vụ bê bối năm 2008

Hàng loạt sản phẩm sữa bột trẻ em nhiễm bẩn bị thu hồi tại Trung Quốc trong vụ bê bối năm 2008

Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch tìm kiếm và thu hồi khẩn cấp kéo dài 10 ngày với các sản phẩm sữa nhiễm bẩn sau khi có thông báo một số loại đã “âm thầm” trở lại thị trường bất chấp bê bối năm sữa bẩn 2008 làm hàng trăm nghìn em nhỏ bị ốm.

Chưa rõ có bao nhiêu sản phẩm sữa bẩn vẫn còn xuất hiện trên thị trường, thành viên Uỷ ban An toàn Thực phẩm Trung Quốc, Trần Tôn Thế cho biết.

 

Văn phòng An toàn Thực phẩm đã điều động tám tổ điều tra để kiểm tra các sản phẩm tại 16 tỉnh.

Chiến dịch kiểm tra và thu hồi bắt đầu từ hôm qua (1/2) sau khi các sản phẩm sữa nhiễm hoá chất công nghiệp melamine bị phát hiện và thu hồi ở Thượng Hải, các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Đông, Liêu Ninh và Hà Bắc, Tân hoa xã đưa tin. Một số sản phẩm từng bị thu trong vụ bê bối trước và được đóng gói lại.

"Ở một số nơi, việc phong toả và tiêu huỷ sữa bột trong vụ bê bối sữa bẩn 2008 không được tiến hành thấu đáo”, một quan chức cho biết.

Ít nhất 6 trẻ đã tử vong và hơn 300.000 em bị ốm trong vụ việc năm 2008. Hoá chất công nghiệp melamine thường dùng trong sản xuất nhựa và phân bán đã được trộn vào sữa để đánh lừa nhân viên kiểm tra khi xác định về hàm lượng protein.

Thời điểm đó, Trung Quốc cam kết sẽ thay đổi cơ bản tình hình an toàn thực phẩm của nước này. Hồi tháng 11, đại lục đã tử hình một nông dân sữa và một người bán sữa do liên quan tới vụ việc năm 2008.

Tuy nhiên, những lo lắng về mức độ an toàn sản phẩm một lần nữa lên tới đỉnh điểm ngay vào đầu năm mới khi chính quyền địa phương ở Thượng Hải tuyên bố, họ từng bí mật điều tra trong gần một năm trước khi đưa ra thông tin có một hãng sản xuất các sản phẩm sữa bẩn.

Đặc biệt đáng lo ngại hơn là vì Công ty sữa Shanghai Panda là một trong 22 hãng có tên ở danh sách mà cơ quan an toàn sản phẩm Trung Quốc từng đưa ra trong bê bối năm 2008. Công bố hồi tháng 1 vừa qua cho thấy, các sản xuất sữa bột và sữa đặc của hãng này có chứa hàm lượng melamine cao không thể chấp nhận được. Chất melamine có thể gây ra sỏi thận hoặc làm hỏng thận.

Hiện tại, một lần nữa, Trung Quốc lại hứa hẹn bằng chiến dịch truy quét toàn bộ. "Các sản phẩm sữa chứa melamine sẽ bị phát hiện và tiêu huỷ”, Tân hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Y tế Trần Trúc nói hồi cuối tuần.

Ở một số trường hợp khác, hồi cuối tháng 1, các sản phẩm sữa bẩn của ba công ty đã bị thu hồi ở hàng chục cửa hiệu tại tỉnh Quý Châu. Trong đó, một số sản phẩm từng bị thu hồi ở vụ bê bối trước không biết sao đã trở lại thị trường. Và một trong số công ty là Laoting Kaida Refrigeration, từng có tên trong danh sách hãng có sữa bẩn của bê bối 2008.

Trong tháng 12, vị tổng giám đốc một hãng sữa ở tỉnh Thiểm Tây cùng hai nhân viên đã bị cáo buộc sản xuất và bán hơn 5 tấn sữa bột nhiễm bẩn.

                                                                                           Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tập trận lớn ở vùng Thái Bình Dương

Cuộc tập trận có sự tham gia của quân đội 6 nước: Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Singapore và Hàn Quốc

Triều Tiên tuyên bố thêm 5 khu vực cấm tàu thuyền

Triều Tiên đã tuyên bố thêm 5 khu vực cấm tàu thuyền ở ngoài khơi bờ biển phía Tây và phía Đông nước này, làm gia tăng lo ngại về khả năng Bình Nhưỡng sẽ bắn tên lửa tầm ngắn.

Iraq: Phụ nữ đánh bom liều chết, 41 người thiệt mạng

Một quan chức cảnh sát Iraq cho hay, một phụ nữ đeo đai bom đã trà trộn vào dòng người hành hương ở bắc Baghdad và cho nổ tung mình, giết chết ít nhất 41 người.

Các bộ trưởng bi quan về Vòng đàm phán Doha

Bộ trưởng thương mại của khoảng 20 nền kinh tế lớn hôm 30-1 bày tỏ sự bi quan trước Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu trong năm nay tại cuộc gặp không chính thức diễn ra bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ). Nhiều nước đã quy trách nhiệm cho Mỹ về nỗi lo này.

Bóng ma Iraq ám ảnh bầu cử Anh

Sau cuộc điều trần của cựu thủ tướng Anh Tony Blair, các chuyên gia nhận định cho dù vấn đề kinh tế vẫn là mối quan tâm chính của cử tri Anh trong cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 6-5 tới, nhưng vấn đề Iraq vẫn có vai trò quyết định qua lá phiếu.

Quan hệ Trung - Mỹ thêm căng thẳng

Phản ứng gay gắt từ phía Bắc Kinh đe dọa tăng thêm rạn nứt giữa hai nền kinh tế khổng lồ

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục