Ông Dalai Lama vẫy tay chào khi đến một khách sạn ở Washington, Mỹ hôm 17-2
Trung Quốc cảnh báo cuộc gặp có thể khiến quan hệ hai nước xấu hơn
Tổng thống Mỹ (TT) Barack Obama dự kiến gặp Dalai Lama, thủ lĩnh tinh thần đang sống lưu vong của người Tây Tạng, tại Nhà Trắng trong ngày 18-2 (giờ địa phương) bất chấp cảnh báo của Trung Quốc rằng cuộc gặp này có thể khiến quan hệ 2 nước xấu hơn. Cuộc gặp đầu tiên của TT Obama với Dalai Lama chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng giận dữ của Bắc Kinh, vốn đang có bất đồng với Washington về nhiều vấn đề như thương mại, tiền tệ và gần đây nhất là kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ. Tuy nhiên, Nhà Trắng hy vọng rằng tác động tiêu cực từ cuộc gặp này sẽ không đáng kể.
Hãng tin Reuters nhận định rằng bằng cách đón tiếp Dalai Lama, TT Obama muốn thể hiện sự cứng rắn của mình trong mối quan hệ với Bắc Kinh sau khi ông bị chỉ trích là có thái độ quá mềm mỏng trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 11-2009. Dù vậy, động thái này có thể làm phức tạp thêm những nỗ lực của ông Obama trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc trước những vấn đề đối ngoại quan trọng như trừng phạt Iran, giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và hình thành một hiệp ước toàn cầu mới để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong nỗ lực xoa dịu sự chỉ trích của Trung Quốc, TT Obama sẽ không xuất hiện công khai cùng với Dalai Lama trong cuộc gặp, cũng như không tiếp ông ta tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng. Những động thái này phát đi tín hiệu rằng Dalai Lama sẽ không được đón tiếp như là một lãnh đạo chính trị tại Nhà Trắng.
Theo Tân Hoa Xã, Chính phủ Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ cuộc gặp giữa TT Obama và Dalai Lama, đồng thời thúc giục Washington rút lại quyết định về cuộc gặp này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi kiên quyết phản đối chuyến thăm Mỹ của Dalai Lama và sự tiếp xúc của các nhà lãnh đạo nước này với ông ta. Chúng tôi đòi hỏi phía Mỹ hiểu rõ mức độ nhạy cảm cao của những vấn đề liên quan đến Tây Tạng, tiếp tục xem Tây Tạng như là một phần của Trung Quốc và phản đối cái gọi là “sự độc lập của Tây Tạng”.
Theo NLĐ
Theo Tân Hoa xã, một tuyên bố của Ðại sứ Pháp tại LHQ G.A-rốt, người giữ cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an (HÐBA) tháng 2, cho biết, cùng với việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH ở I-rắc dự kiến tổ chức vào ngày 7-3 tới, HÐBA LHQ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức một cuộc bầu cử "minh bạch, đúng pháp luật" nhằm tiến tới hòa giải và hòa hợp dân tộc ở I-rắc.
Quốc hội Ukraine ngày 16- 2 đã quyết định Tổng thống mới đắc cử Viktor Yanukovych sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 25-2. Quyết định trên được thông qua trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội với 238 nghị sĩ ủng hộ, so với quy định là cần tối thiểu 226 nghị sĩ ủng hộ.
Tổng thống Ukraine sắp mãn nhiệm Viktor Yushchenko tuyên bố có thể nhận chức thủ tướng hoặc giám đốc ngân hàng trung ương nếu được mời
Tờ Bangkok Post cho biết khoảng 700 người biểu tình thuộc lực lượng áo đỏ Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD) ngày 15-2 biểu tình gần trụ sở Ủy ban bầu cử quốc gia (EC) ở thủ đô Bangkok. Người biểu tình yêu cầu ủy ban đưa ra bản báo cáo về trường hợp Đảng Dân chủ (DP) cầm quyền bị cáo buộc nhận hối lộ tiền 258 triệu baht (hơn 7,80 triệu USD) từ Công ty TPI Polene, một công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Mullah Abdul Ghani Baradar, chỉ huy quân sự hàng đầu của Taliban, đã bị bắt ở thành phố cảng Karachi, miền Nam Pakistan - nơi ẩn náu của các chỉ huy Taliban trong mấy tháng gần đây - trong một chiến dịch phối hợp giữa CIA và Pakistan. Đó là thông tin được các sĩ quan tình báo Pakistan và viên chức cao cấp của Mỹ cho biết hôm 16-2.
Cảnh sát Dubai đã phát lệnh truy nã 11 “mật vụ mang hộ chiếu châu Âu” vì tình nghi liên quan tới vụ ám sát một quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Palestine Hamas tại Dubai hồi tháng trước.