Phòng ở của các phóng viên mới tại sở cảnh sát tham gia chương trình đào tạo báo chí.
Những phóng viên mới tại Seoul được chủ báo điều động tham gia chương trình kéo dài nhiều tháng bao gồm sống ở một sở cảnh sát, uống rất nhiều nhưng ngủ rất ít. Họ cần phải học điều gì đó từ chương trình này.
Một cô sinh viên mới ra trường thừa nhận, cô có một công việc mà giờ giấc khá "quái lạ", ví dụ như từ 3h30 sáng. Đôi khi, để tranh thủ chợp mắt, cô phải chung giường với nhiều thực tập sinh khác. Họ bị người giám sát nhắc nhở mọi quy định từng giây từng phút, kể cả lúc trong nhà tắm.
Ở tuổi 23, cô là một phóng viên mới vào nghề, tham gia chương trình đào tạo báo chí cực kỳ khắc nghiệt gồm những bài kiểm tra "bơi hoặc chìm", những cuộc thi đánh giá khả năng chịu đựng. Chương trình được xây dựng nhằm trang bị cho phóng viên báo chí, truyền hình, dịch vụ truyền thông kỹ năng tồn tại trong nền văn hóa tin tức không giới hạn của Hàn Quốc.
"Tôi nghĩ phần khó khăn nhất là giấc ngủ", cô gái đang trải qua chương trình cho biết. "Nó ảnh hưởng tới rất nhiều thứ khác, mỗi đêm, tôi cảm thấy may mắn nếu như có thể trốn vào góc nào đó ngủ trong ba tiếng".
Cực hình rèn luyện
Chương trình tồn tại nhiều năm nay được tổ chức khá lỏng lẻo và không phải bất cứ hãng tin tức nào cũng tham dự, nhưng họ luôn gửi các nhân viên mới, tổng cộng hàng năm từ 100-200 người - tham gia trong vòng sáu tháng để rèn luyện phẩm chất làm báo.
Thực tập sinh phân chia tới nhiều sở cảnh sát, nơi họ ăn, ngủ và tiếp cận với hàng loạt câu chuyện về tội phạm, tòa án, bệnh viện. Ở một số nơi, khoảng 10 phóng viên mới ngủ chung trên một chiếc bệ khoảng ba mét làm như giường ngủ. Họ hiếm khi được phép về nhà, tắm cũng là thứ xa xỉ.
Chương trình đào tạo khắc nghiệt này từng được đưa lên một show truyền hình gần đây, mô tả về những nghề khó khăn nhất Hàn Quốc. Những thực tập sinh e ngại chủ lao động, nên không muốn cung cấp tên tuổi của mình.
Cảnh sát thậm chí cũng không để ý đến họ. Khi hỏi về nơi các phóng viên mới ngủ, một sĩ quan chỉ xuống phía hành lang mờ tối và nói "tìm phòng nào bẩn nhất". Một phóng viên địa phương, từng là thực tập sinh tham gia chương trình đã kể nhiều câu chuyện đòi hỏi giờ giấc gắt gao họ trải qua. "Hãy nghĩ về Haiti", anh nói. "Nếu xảy ra thảm họa lớn như thế, phóng viên có thể sẽ không thích nghi nổi hoàn cảnh nếu không được đào tạo nghiêm ngặt".
Quy định bất thành văn
Mỗi một hãng tin tức truyền hình đều đưa ra khung đào tạo cho phóng viên mới khác nhau. Nơi này có thể yêu cầu cao hơn nơi khác. Nhưng hầu hết chương trình đều gồm một yêu cầu chung là: uống được nhiều nhất.
Thực tập sinh phải trải qua những bài kiểm tra say sưa lúy túy, đôi khi trong cả bữa trưa. Trên phương diện lý thuyết, uống rượu trở thành một phần khóa học của họ. Yêu cầu giảm hơn so với thực tập sinh là nữ, nhưng rất nhiều trong số họ vẫn phải viện tới thuốc dạ dày để sống sót qua chương trình.
"Ở Hàn Quốc, có một quy định bất thành văn là bạn phải trở thành người uống tốt mới làm được phóng viên tốt", một phóng viên mới vào nghề, 30 tuổi nhấn mạnh.
Ví dụ vào buổi đêm, người giám sát sẽ yêu cầu thực tập sinh uống hai chai soju và 10 chai bia. Theo người giám sát, uống không phải là yêu cầu cho nghề này. "Nói chung tại Hàn Quốc, uống nhiều là cần thiết. Nhưng nó còn phụ thuộc vào công ty và vị trí nghề nghiệp bạn làm. Nó không phải là một phần của chương trình".
Không phải ai cũng theo nổi khóa đào tạo, một số người đã phải bỏ cuộc vì không chịu nổi sự khắc nghiệt. Một phóng viên năm nay 26 tuổi, cho biết, cô phải mang theo điện thoại bất cứ lúc nào, kể cả khi tắm, trong trường hợp người giám sát gọi tới. Cô không được ăn nếu không có sự cho phép của người giám sát.
"Tôi không được ngủ đủ giấc, và tôi tự nghĩ: Tại sao tôi phải làm thế, tôi đang phát triển mà, tôi chỉ muốn kết thúc việc học hành, với một nghề khiến tôi mệt lử và chỉ biết la hét". Vào một ngày để lỡ cú điện thoại của người giám sát, cô bị yêu cầu phải lấy trộm một tài liệu bí mật của cảnh sát. Tới lúc này, cô phải sử dụng tài trí của mình. "Tôi kết thân với một cảnh sát và cô ấy đã giúp tôi", thực tập sinh 26 tuổi tham gia chương trình trong ba tháng nói. "Cô ấy thông cảm và đã lấy cho tôi tài liệu".
Trong hoàn cảnh ấy, các phóng viên đã tự rút ra bài học cho mình, họ bí mật chia sẻ kinh nghiệm thông tin cho nhau. "Chúng tôi quyết định làm việc thành một nhóm và có thể tranh thủ chợp mắt bất cứ khi nào", một phóng viên ngồi trong phòng ngủ chật hẹp, treo đầy quần áo, giấy tờ, ngổn ngang báo chí, đũa thìa, nói. "Thật vui nếu có thể trở thành một phóng viên, nhưng đầu tiên bạn phải tồn tại với chương trình này đã".
Theo Vnn
Chính phủ Thái Lan đã phải huy động thêm ít nhất 20.000 binh sĩ nhằm đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực có thể diễn ra khi Toà án Tối cao nước này ra phán quyết về khối tài sản 2,3 tỉ USD của gia đình cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, dự kiến vào ngày 26.2.
Không lực Israel vừa “trình làng” một hạm đội máy bay không người lái có thể bay liên tục gần một ngày và vươn xa tới tận Vịnh Persia, có nghĩa là Iran có thể nằm trong “tầm ngắm” của máy bay.
Hàng chục nghìn người ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc, tối 20/2 đã đổ xuống phố và không dám về nhà cho đến tận sáng hôm qua, sau khi tin đồn có động đất lan rộng khắp khu vực giàu than đá vừa xảy ra động đất mạnh 4,8 độ richter này.
Các hãng thông tấn nhà nước Iran đưa tin, hải quân nước này hôm qua đã hạ thủy chiếc tàu khu trục tự chế đầu tiên, trong một buổi lễ với sự tham dự của lãnh tụ tinh thần tối cao, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ayatollah Ali Khamenei.
Các binh sĩ tại tỉnh Narathiwat, nam Thái Lan đã bắt đầu dùng đũa để rà bom giấu trong xe máy thay vì sử dụng thiết bị phát hiện chất nổ GT200 vốn đang gây tranh cãi.
Ít nhất 32 người đã thiệt mạng trong các trận lũ lụt và lở đất hôm qua sau khi một cơn bão mạnh kèm theo mưa lớn tấn công hòn đảo Madeira của Bồ Đào Nha.