Một trong những biện pháp đầu tiên ổn định hóa tình hình ở Ukraina là việc thành lập nội các mới do ông Mykola Azarov - cộng sự thân tín lâu năm của tân Tổng thống Viktor Yanukovich - đứng đầu.

Ông Mykola Azarov được biết đến như một người ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Nga. Dư luận chờ đợi ở chính phủ mới những cải cách triệt để nhằm đưa Ukraina thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị kéo dài. "Nữ hoàng Cách mạng cam" Yulia Timoshenko rời khỏi chiếc ghế thủ tướng sang phe đối lập.

Cuộc bỏ phiếu bổ nhiệm ông Azarov vào vị trí thủ tướng thu hút được số phiếu thuận của số đại biểu Rada Tối cao vượt quá số ghế trong liên minh – 242 người. Phát biểu tại quốc hội sau khi lãnh trọng trách, ông Azarov cho hay, nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ mới là đưa Ukraina thoát khỏi tình hình nặng nề hiện nay, mà theo lời ông là “đang hấp hối”. Ngay sau đó, ông đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp với các phó thủ tướng và lãnh đạo các bộ khối kinh tế và xã hội để xác định danh sách các uỷ ban chính phủ, quyền hạn, trách nhiệm của những uỷ ban đó và phân công nhiệm vụ cho các phó thủ tướng.

Thủ tướng Azarov yêu cầu, trước ngày 11.4 chính phủ phải đưa ra được ngân sách cân bằng và thực tế cho năm 2009, coi đây là công cụ quyết định cho việc chấm dứt khủng hoảng ở Ukraina. Nguyên tắc hàng đầu mà Thủ tướng Azarov đưa ra cho những người làm ngân sách là chú trọng giúp đỡ những người nghèo và dễ bị tổn thương, huy động trách nhiệm của người giàu và các doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Theo ông, ngân sách phải hướng đến việc từng bước nâng cao các chuẩn mực xã hội.

Đối thủ chính của ông Yanukovich trong cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống vừa qua – bà Timoshenko quyết định - chuyển sang phe đối lập. Theo các nhà phân tích, bà Timoshenko giờ đây phải tiến hành một loạt cuộc thương thuyết với các đối tác nước ngoài và làm rõ tình hình với các nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của bà.

Dư luận cho rằng, bà Timoshenko có tính đến chuyện cùng với thời gian, nước Nga sẽ thất vọng đối với ông Yanukovich, giống như đã từng thất vọng với cựu Tổng thống Ukraina Leonid Kuchma, hay đương kim Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Cơ sở của quan điểm đó là việc trong thời gian bầu cử ông Yanukovich công khai cam kết xem xét lại thoả thuận khí đốt với Nga theo hướng “giảm giá”, nhưng Hãng khí đốt Nga Gazprom khẳng định sẽ không có chuyện đó; hay chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Yanukovich là đến Brussels, chứ không phải đến Mátxcơva.

Đó là chưa kể thỏa thuận đặc biệt của Yanukovich với Yushchenko về bảo đảm an ninh cá nhân và quyền bất khả xâm phạm cho vị cựu tổng thống; cũng như không thực hiện cam kết đưa tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức thứ hai ở Ukraina. Điều này khiến không chỉ Điện Kremlin, mà cả một bộ phận lớn dân chúng Ukraina không hài lòng.

Nếu như ở vấn đề mà Nga vô cùng quan tâm là việc Ukraina gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga phần nào thở phào nhẹ nhõm khi ban lãnh đạo mới của Ukraina tuyên bố sẽ thông qua đạo luật phản đối việc gia nhập các liên minh quân sự, thì ở việc hội nhập vào Liên minh Châu Âu (EU) ông Yanukovich vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách lâu nay của Ukraina.

Tân Ngoại trưởng Konstyantyn Gryshchenko tuyên bố, Ukraina một mặt duy trì quan hệ “thực dụng” với Nga vì lợi ích chung, mặt khác vẫn tiếp tục chính sách hướng tới Châu Âu mà mục tiêu cuối cùng là trở thành thành viên của EU. “Nếu cho rằng Ukraina có tổng thống theo quan điểm Nga là sai lầm, bởi ông Yanukovich là vị nguyên thủ theo quan điểm Ukraina” – ông Gryshchenko khẳng định.

Tân ngoại trưởng không phải là người xa lạ. Ông chính là cựu Đại sứ Ukraina tại Nga. Việc bổ nhiệm ông vào người nắm giữ trọng trách trong chính sách đối ngoại Ukraina là tín hiệu tốt cho quan hệ Nga – Ukraina. Tháng 5 tới, Tổng thống Nga Medvedev sẽ đi thăm Ukraina và quan hệ giữa 2 nước chắc chắn sẽ có bước cải thiện.

Có thể thấy một điều là những toan tính chia rẽ 2 dân tộc (Nga và Ukraina) gắn bó với nhau trong nhiều thế kỷ qua bằng những mối quan hệ văn hóa và tinh thần vững chắc đã không thành công.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Honda thu hồi 412.000 xe

Hãng xe Honda hôm 16-3 thông báo thu hồi 412.000 xe ở Mỹ do những vấn đề về thắng. Đây là đòn mới nhất giáng vào ngành công nghiệp xe đang gặp khó khăn của Nhật Bản.

Thái Lan: Cảnh báo âm mưu ám sát Thủ tướng Abhisit

Tình báo Thái Lan đã cảnh báo về âm mưu ám sát nhằm vào Thủ tướng Abhisit. Tin này được đưa ra cùng ngày chính phủ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với “áo đỏ”, trong khi phe này dọa sẽ biểu tình đến khi chính phủ chấp nhận yêu sách giải tán quốc hội.

Thủ tướng Thái làm việc bình thường bất chấp biểu tình

Không bối rối trước hành động của “áo đỏ” tưới máu trước Tòa nhà Chính phủ và trụ sở đảng Dân chủ cầm quyền, Thủ tướng Thái Lan Abhisit vẫn thực hiện trọng trách của mình, đến thị sát khu vực phía Bắc đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Top 10 âm mưu khủng bố ngờ nghệch nhất

Một băng nhóm ở Miami lên kế hoạch thổi bay Tháp Sears đã đối mặt với bản án liên bang vào ngày 7/9/2009, cho dù chính quyền liên bang thừa nhận, họ còn quá "non nớt" để có thể thực thi kế hoạch này. Đây một trong 10 âm mưu khủng bố ngờ nghệch nhất.

Israel khiêu khích Mỹ và Palestine

Quan hệ giữa Mỹ và Israel bị thách thức nghiêm trọng sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố hôm 15-3 rằng việc xây dựng khu định cư Do Thái tại Jerusalem vẫn được tiếp tục và Israel có thể xây dựng bất cứ nơi đâu tại thành phố này

“Áo đỏ” Thái Lan tuyên bố chiến dịch “vấy máu”

“Áo đỏ” đã tuyên bố bước tiếp theo của chiến dịch biểu tình - đó là “vấy máu”, trong khi chính phủ lệnh cho lực lượng an ninh đặt trong tình trạng báo động hoàn toàn sau vụ phóng lựu đạn vào Trung đoàn Bộ binh số 1 ở Bangkok, làm 2 người bị thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục