Ngày 14/4, hãng thông tấn Ria Novosti trích tin từ Điện Kremlin cho hay: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa thông qua chương trình phòng chống tham nhũng quốc gia giai đoạn năm 2010-2011.
Bản tuyên bố của Điện Kremlin nhấn mạnh: Chiến lược và kế hoạch chống tham nhũng quốc gia ở cấp độ Liên bang đã được đưa ra nhằm loại bỏ tệ nạn tham nhũng trong xã hội Nga .
Những bản báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở chính tại thủ đô Berlin, Đức liên tục cho thấy Nga là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng Chỉ số Tham nhũng (CPI - Corruption Perception Index) do tổ chức này công bố năm 2009 cho thấy, Nga đứng thứ 146 về chỉ số tham nhũng trong tổng số 180 quốc gia được xếp hạng, đứng sau một số nước như Togo, Pakistan và Libya. Mỹ đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng này.
Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2009, tại Nga đã có tổng số 4.500 vụ tham nhũng được mang ra xét xử, với sự liên đới của 532 quan chức và 700 nhà thi hành luật.
Mới đây, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Nga Sergei Fridinsky cũng đưa ra một nhận định đáng lo ngại về tình trạng tham nhũng tại Nga khi cho biết, căn bệnh này đã lan đến cả lực lượng an ninh và vũ trang Nga với tỷ lệ các vụ tham nhũng liên quan tới những đối tượng phục vụ trong các lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng đáng kể trong năm 2010. Không chỉ dừng lại ở đó, quan chức này còn cho hay, nạn tham nhũng cũng đã để lại nhiều hậu quả nặng nề ở các lĩnh vực khá nhạy cảm như việc mua bán thiết bị quân sự, cung cấp nhà cửa và tiền trợ cấp cho quân nhân…
Số liệu thống kê do ông Frindinsky đưa ra cho thấy, trong năm 2009 đã có tổng số 534 quân nhân, trong đó phải kể đến một số quan chức quân đội cấp cao đã dính líu đến các vụ tham nhũng. Ngoài ra, Viện trưởng Viện kiểm soát quân sự Nga cũng tiết lộ thêm rằng, trong năm 2009, đã có khoảng 7.500 vụ tham nhũng liên quan tới lạm dụng quyền chức, hơn 2.000 quan chức bị trừng trị và 540 người trong số đó đã chính thức bị cảnh cáo vì tội danh tham nhũng”.
Ngày 23/3/2010, phát biểu tại một Hội thảo về quyền con người tại Moscow, Ủy viên nhân quyền của Tổng thống Nga, bà Ella Pamfilova cũng cho rằng nạn tham nhũng chính là một trong số những yếu tố cản trở phát triển xã hội Nga và căn bệnh này đã ăn sâu gốc rễ vào gần như tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội.
Bản tuyên bố của Điện Kremlin viết: “Giải pháp căn bản đối với tệ nạn tham nhũng bao gồm việc mở rộng nhận thức về pháp luật; hướng tới tương lai minh bạch hóa tối đa lĩnh vực công cũng như thông qua những chương trình hành động nhằm ngăn chặn tham nhũng ở tất cả các bang, các thành phố và các tổ chức tự điều chỉnh”.
Bên cạnh đó, Tổng thống Medvedev cũng nhấn mạnh, hiện tham nhũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối hàng đầu trong xã hội Nga. Trước đó, hồi tháng 5/2009, ông Medvedev cũng đã ví tham nhũng là một căn bệnh trầm kha trong xã hội Nga và cần được loại bỏ./.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan hôm qua ra thông cáo khẳng định ASEAN sẵn sàng gia tăng hỗ trợ Thái Lan giải quyết tình hình mà không can thiệp vào công việc nội bộ của nước này, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị tại Bangkok tiếp tục xấu đi.
Các nhà điều tra Nga cho biết dữ liệu từ các hộp đen cho thấy chiếc máy bay chở Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski không gặp trục trặc kỹ thuật trước khi bị lao xuống một cánh rừng gần sân bay, vỡ làm đôi và làm toàn bộ 96 người trên khoang thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã lạc quan khai mạc hội nghị an ninh hạt nhân tại Washington cùng sự tham dự của đại diện 47 quốc gia trên thế giới, với một cam kết từ Ukraine rằng nước này sẽ hủy nguyên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cho rằng một nhóm những kẻ khủng bố có vũ trang có mặt trong lực lượng biểu tình áo đỏ tối 10-4 đã kích động vụ bạo lực đẫm máu để thay đổi chính quyền.
Ngày 12-4, ủy ban do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập để điều tra những cáo buộc liên quan phản ứng của quốc tế trước đại dịch cúm A/H1N1 đã bắt đầu phiên họp đầu tiên kéo dài ba ngày tại Geneva (Thụy Sĩ).
Cựu Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Takeo Hiranuma và 4 cựu nghị sĩ của đảng Dân chủ tự do (LDP) ngày 10.4 đã công bố thành lập một đảng mới, đối lập với đảng cầm quyền DPJ, theo tờ Japan Times.