Nhà điều tra Hàn Quốc hôm nay cho biết, nhiều khả năng một vụ nổ từ bên ngoài đã đánh đắm tàu chiến Cheonan và xẻ nó làm đôi, mở ra khả năng ngư lôi hoặc thủy lôi của Triều Tiên đã gây ra thảm họa ngày 26/3 vừa qua
Đã có nghi ngờ rằng Triều Tiên có liên quan đến vụ đắm tàu, tuy nhiên giới chức Hàn Quốc không khẳng định. Họ chỉ cho biết sẽ điều tra mọi khả năng, trong đó có khả năng tàu bị trúng ngư lôi hoặc thủy lôi của Triều Tiên còn sót lại từ hồi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Cuộc chiến khi đó kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn, chứ không phải một hiệp ước hòa bình, khiến hai miền Triều Tiên trên văn bản vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. “Có nhiều khả năng có một vụ nổ từ bên ngoài, chứ không phải là vụ nổ từ bên trong (tàu)”, trưởng ban điều tra Hàn Quốc Yoon Duk-yong cho biết với các phóng viên. Song ông cho biết vẫn cần phải điều tra thêm để xác định nguyên nhân chính xác khi trục vớt thêm được các mảnh vỡ khác của tàu. Lee Hyun-yup, một chuyên gia hàng hải tại Đại học quốc gia Chungnam, Hàn Quốc, cũng cho rằng tàu bị vỡ là do một vụ nổ dưới nước. Và vụ nổ này có thể là do ngư lôi hoặc thủy lôi. Theo ông Lee, để xác định sự liên quan của Triều Tiên, giới chức Hàn Quốc sẽ phải xem xét hình dạng các phần bị vỡ của tàu đắm và phải tìm thấy các mảnh vụn của một quả thủy lôi hoặc ngư lôi cũng như phải xem liệu Triều Tiên có loại vũ khí đó hay không. Quá trình này sẽ phải mất nhiều năm. Trong khi đó, Yang Moo-jin, giáo sư Đại học Nghiên cứu về Triều Tiên ở Đài phát thanh Open Radio, có trụ sở tại Seoul, mới đây dẫn một nguồn Triều Tiên giấu tên cho hay, giới chức Triều Tiên lại cho rằng chính Hàn Quốc đã dựng lên vụ đắm tàu để “thanh minh” cho chính sách chống Bình Nhưỡng. Theo Dantri
Phần đuôi của tàu Cheonan đã được trục vớt vào ngày hôm qua.
Đài Truyền hình Nga đưa tin, Tổng thống bị lật đổ ở Kyrgyzstan, Kurmanbek Bakiye, đã ký vào thư từ chức và sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ theo một thỏa thuận do Nga và Kazakhstan dàn xếp.
Các nhà điều tra LHQ ngày 15-4 đã công bố báo cáo xung quanh cuộc điều tra kéo dài hơn 2 năm qua liên quan đến vụ ám sát cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto (ảnh).
Sau những giây phút bàng hoàng, đau đớn về vụ tai nạn máy bay đã cướp đi sinh mạng của 88 quan chức, trong đó có Tổng thống Lech Kaczynski và Đệ nhất phu nhân Maria Kaczynska, Ba Lan bỗng trở nên chia rẽ vì những tranh cãi xung quanh nghi lễ chôn cất vợ chồng Tổng thống.
Theo AFP, một cơn bão nhiệt đới với sức gió lên đến 120km/giờ đã đổ vào phía Đông Bắc Ấn Độ và nước láng giềng Bangladesh vào đêm 13-4 đã làm chết ít nhất 116 người và phá hủy khoảng 100.000 ngôi nhà và làm mất điện ở tất cả các khu vực bão đi qua.
Vụ tai nạn máy bay giết chết Tổng thống Lech Kaczynski cùng hàng chục quan chức cấp cao của Ba Lan sẽ tác động rất lớn lên chính trường nước này
Mặc dù đang công tác nước ngoài, nhưng cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều có những chỉ thị cụ thể, yêu cầu các cấp, các ngành phải dốc toàn lực cứu người bị nạn.