Đài Truyền hình Nga đưa tin, Tổng thống bị lật đổ ở Kyrgyzstan, Kurmanbek Bakiye, đã ký vào thư từ chức và sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ theo một thỏa thuận do Nga và Kazakhstan dàn xếp.
Ảnh chụp Kurmanbek Bakiyev khi ông này nói chuyện với báo chí tại một trạm bỏ phiếu ở Bishkek hồi tháng 7/2009. (Ảnh: THX) |
Trước đó, báo chí Kygyzstan dẫn một nguồn tin trong chính phủ lâm thời nước này cho biết, ông Bakiyev đã tới Kazakhstan hôm 15/4.
Ilyas Omarov Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Kazakhstan xác nhận chiếc máy bay chở ông Bakiyev đã hạ cánh xuống sân bay Taraza. Ông này không tiết lộ điểm đến tiếp theo của vị tổng thống bị hạ bệ. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng Bakiyev sẽ bay tới thủ đô Astana của Kazakhstan để hội đàm với Tổng thống Nursultan Nazarbayev.
Topchubek Turgunaliyev, một thành viên chính phủ lâm thời Kyrgyzstan, nói với báo chí địa phương rằng ông Bakiyev đã ký vào thư từ chức. Theo Turgunaliyev, Bakiyev đi cùng vợ và hai con còn những người thân khác của ông vẫn ở trong nước.
Hôm 15/4, Bakiyev cho biết Kazakhstan và Belarus đã đề nghị cho ông tị nạn chính trị.
"Vấn đề nơi ở tương lai của tôi đang được tổng thống của một số nước bàn thảo", Bakiyev nói với những người ủng hộ ông ở Teyit.
Tuần trước, Bakiyev đã chạy khỏi thủ đô Bishkek khi lực lượng đối lập ở Kyrgyzstan tổ chức các cuộc biểu tình dẫn tới đảo chính lật đổ nhà lãnh đạo này. Ít nhất 83 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo loạn trên toàn đất nước nhỏ bé vùng Trung Á.
Chính phủ lâm thời tự thành lập do Roza Otunbayeva đứng đầu dọa sẽ dùng vũ lực để bắt giữ Bakiyev nếu ông này không tự nộp mình. Họ cũng ban hành một sắc lệnh tước bỏ quyền miễn trừ dành cho tổng thống của ông Bakiyev. Sau đó, ông Bakiyev tuyên bố sẽ từ chức với điều kiện chính phủ lâm thời đảm bảo cho sự an toàn của ông và gia đình.
Theo VietNamnet
Mặc dù đang công tác nước ngoài, nhưng cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều có những chỉ thị cụ thể, yêu cầu các cấp, các ngành phải dốc toàn lực cứu người bị nạn.
Mới đây, nhân dịp công bố báo cáo liên quan các vấn đề ở lưu vực sông Mê Kông, phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Scot Marciel nhấn mạnh tới nỗ lực tăng cường hợp tác của Mỹ với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á (gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á) sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2010 và 7,3% trong năm tiếp theo.
Đây là cuộc gặp thứ 2 của nhóm P5+1 về vấn đề này, kể từ Mỹ Trung Quốc đồng ý tham gia các cuộc thảo luận.
Ngày 14/4, hãng thông tấn Ria Novosti trích tin từ Điện Kremlin cho hay: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa thông qua chương trình phòng chống tham nhũng quốc gia giai đoạn năm 2010-2011.
Mới đây, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra cảnh báo với người dân Hàn Quốc không nên du lịch tới Kyrgyzstan trước lo ngại tình hình an ninh ở quốc gia Trung Á này có thể xấu đi do các cuộc biểu tình dữ dội liên tục xảy ra.