Công trình đê chắn biển dài nhất thế giới hứa hẹn sẽ trở thành một “xa lộ kinh tế” để Hàn Quốc vươn ra bên ngoài vùng Đông Bắc Á
Chính phủ Hàn Quốc hôm 27-4 đã khánh thành công trình đê chắn biển được cho là dài nhất thế giới, giai đoạn đầu tiên trong một dự án đầy tham vọng trong việc khai hoang lấn biển cho ngành công nghiệp, du lịch và nông nghiệp.
Công trình đê chắn biển Saemangeum dài 33 km nhìn từ trên cao. Ảnh: Yonhap
Khai hoang lấn biển
Bốn con đê chắn biển dài tổng cộng 33 km bao quanh các vùng bờ biển ở các thành phố Gunsan, Gimje và Buan ở tỉnh Nam Jeolla, tạo thành một hồ chứa nước biển khổng lồ có diện tích 401 km2, tương đương hai phần ba diện tích thủ đô Seoul. Báo JoongAng Daily (Hàn Quốc) cho biết trong 10 năm tới, nước sẽ dần được rút ra và cát được đổ vào đây, tạo ra một vùng đất dành cho nông nghiệp, phát triển kinh tế và xây hồ chứa nước ngọt.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Tổng thống (TT) Lee Myung-bak đánh giá: “Saemangeum là dự án kỹ thuật lớn chưa từng có ở đất nước này và sẽ thay đổi cảnh quan của đất nước”. TT Lee gọi công trình này là “Vạn Lý Trường Thành trên biển” và cho biết nó sẽ trở thành một “xa lộ kinh tế” để Hàn Quốc vươn ra bên ngoài vùng Đông Bắc Á. Lễ khánh thành công trình đê chắn biển Saemangeum còn bao gồm việc đưa vào sử dụng một con đường trên bề mặt đê.
Chính phủ đã chi 2.900 tỉ won (gần 50.000 tỉ đồng) cho công trình. Ngoài ra, theo hãng tin AFP, khoảng 21.000 tỉ won – bao gồm ngân sách chính phủ và tiền đầu tư của lĩnh vực tư nhân - dự kiến sẽ được chi tiêu trong thập kỷ tới để khai hoang đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng và xây các hồ chứa nước ngọt khổng lồ. Bộ Nông nghiệp cho biết công trình đê chắn biển Saemangeum đã thay thế đê biển Zuiderzee ở Hà Lan, được hoàn thành vào năm 1933, để trở thành đê chắn biển dài nhất thế giới.
Nỗi lo về môi trường
Công việc xây dựng công trình đê biển Saemangeum ở bờ biển phía Tây, cách
Dự án đã đối mặt với không ít chỉ trích và cả một vụ kiện của các nhà hoạt động môi trường. Họ lo ngại rằng dự án sẽ phá hủy những bãi lầy rộng lớn cung cấp môi trường sống cho sinh vật hoang dã và đóng vai trò như các nhà máy lọc nước tự nhiên. Sự phản đối dịu đi phần nào khi chính quyền hứa sẽ đầu tư nhiều hơn để giải quyết những nỗi lo về môi trường.
Jee Woon-Geun, Giám đốc Liên đoàn Phong trào Môi trường Hàn Quốc, nhận định: “Dự án phát triển nói chung phải được xem xét lại theo hướng bảo tồn càng nhiều bãi lầy càng tốt. Bãi lầy cho phép phát triển bền vững đồng thời là địa điểm thu hút nhiều du khách”. Trong khi đó, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), TT Lee đã bác bỏ những cáo buộc rằng dự án gây tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái. Ông nói: “Đây là một nỗ lực khác của chúng tôi cho sự tăng trưởng xanh và thải ít carbon”.
Theo Báo NLĐ
Hôm (27/4), những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan sau khi làm đình trệ hệ thống đường sắt trên cao, đã thề sẽ mở rộng biểu tình ở đường phố.
Xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, Nhật Bản đã tiến thêm một bước nữa trong nỗ lực khuếch trương ảnh hưởng quân sự ở tầm quốc tế.
Ciudad Juarez, có 1,3 triệu dân, là một trong những thành phố chết chóc nhất thế giới, với hơn 5.000 người thiệt mạng trong hai năm qua
Một trận động đất mạnh 6,9 richter hôm qua đã rung chuyển vùng biển phía bắc Philippines và chấn động của nó còn được cảm thấy khắp Đài Loan. Nhưng đến nay không có thông báo gì về thiệt hại và không có cảnh báo sóng thần trên diện rộng nào được đưa ra.
Lên tiếng lần đầu tiên kể từ khi “áo đỏ” xúc tiến chiến dịch biểu tình chống chính phủ Thái Lan, Quốc vương Bhumibol Adulyadej mà người dân Thái Lan rất kính trọng đã kêu gọi gọi những thẩm phán mới được bổ nhiệm giúp ổn định tình hình đất nước.
Căng thẳng từ Bangkok đang châm ngòi cho tình trạng lộn xộn gia tăng ở một loạt các tỉnh lân cận, nơi phe “áo đỏ” ngăn cản cảnh sát đưa quân vào thủ đô và đang khuấy động phong trào chống chính phủ.