Người Hi Lạp biểu tình ở Athens chống chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ .

Người Hi Lạp biểu tình ở Athens chống chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ .

Ngày 28-4, thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi Hãng Standard & Poor’s xác định Hi Lạp đã không còn khả năng trả nợ. Cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp có nguy cơ lan rộng ra châu Âu, bắt đầu là Bồ Đào Nha.

Hãng AFP đưa tin hôm qua, Standard & Poor’s đã hạ định mức tín nhiệm (credit rating) của Hi Lạp xuống rất thấp ở mức Athens đã mất khả năng trả nợ. Standard & Poor’s đánh giá Hi Lạp là thị trường quá mạo hiểm với các nhà đầu tư, dẫn đến việc giới đầu tư sẽ tăng lãi suất đối với các khoản vay của chính quyền Athens.

Trong ngày hôm qua, lãi suất trái phiếu chính phủ Hi Lạp tăng vọt tới 10,13%, mức cao kỷ lục đối với một quốc gia khu vực sử dụng đồng euro. Hiện Hi Lạp đang nợ tới 399 tỉ USD và phải trả 12 tỉ USD trước ngày 19-5.

“Nguy cơ Hi Lạp vỡ nợ đang gia tăng không phải theo từng ngày mà theo từng giờ - Reuters dẫn lời chuyên gia kinh tế Koen De Leus thuộc Hãng KBC Securities - Nếu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các chính quyền châu Âu không có hành động gì nhanh chóng, thị trường sẽ càng sụp đổ nhanh”.

Sóng chấn động từ cơn địa chấn Hi Lạp lập tức lan khắp toàn cầu. AFP cho biết trong phiên giao dịch hôm qua, giá cổ phiếu Mỹ, châu Âu và châu Á đồng loạt sụt giảm rất mạnh, trong đó giá cổ phiếu Hi Lạp sụt 9%. Giá đồng euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua, với 1 euro đổi được 1,31 USD.

Tình hình Hi Lạp càng khó khăn khi người dân tiếp tục đình công và biểu tình để phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ. AFP cho biết các kỹ thuật viên truyền thanh toàn quốc đình công trong 48 giờ, giáo viên nghỉ việc, người xin việc... biểu tình trước cửa Bộ Tài chính ở Athens. Thủy thủ toàn quốc tuyên bố sẽ đình công vào ngày 1-5, trong khi một cuộc tổng đình công dự kiến diễn ra vào ngày 5-5. Trước đó, chính quyền Athens đã ngừng tuyển dụng nhân sự cho ngành dịch vụ công trong cả năm nay.

Theo Reuters, hôm qua chính quyền Hi Lạp đã ra lệnh cấm giới đầu tư bán khống cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Athens để ngăn chặn thị trường sụp đổ. Liên minh châu Âu (EU) đã phải mở cuộc họp khẩn để bàn biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp.

Chủ tịch EU Herman Van Rompuy cho biết lãnh đạo 16 nước sử dụng đồng euro sẽ họp ở Brussels ngày 10-5 để lên kế hoạch về một chiến dịch giải cứu quy mô lớn. Ông Van Rompuy cũng tiết lộ các bên đang thảo luận để mở nguồn vốn vay 59 tỉ USD từ các nước EU và IMF cho Hi Lạp. IMF cho biết có thể cho Athens vay thêm gần 20 tỉ USD nữa.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng khoản vay 45 tỉ USD là không đủ để cứu Hi Lạp trước nguy cơ sụp đổ tài chính. Giới đầu tư cũng e ngại cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp sẽ lan rộng khắp châu Âu. AFP cho biết tín hiệu đáng lo ngại là Standard & Poor’s cũng hạ định mức tín nhiệm của Bồ Đào Nha xuống hai bậc và của Tây Ban Nha xuống một bậc.

“Tình cảnh hiện tại ở châu Âu cũng giống như sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers và Bear Stearns (khởi đầu cuộc khủng hoảng tài chính) ở Mỹ vậy” - báo New York Times dẫn lời giáo sư kinh tế Philip Lane thuộc ĐH Trinity ở Ireland.

Các chuyên gia cho rằng sau Hi Lạp, đến lượt Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland đang “đứng trước làn đạn”. Nhiều khả năng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cùng các nước châu Âu khác, sẽ sớm phải bán trái phiếu chính phủ để huy động vốn, do đó sẽ càng chìm sâu vào nợ nần.

“Điều e ngại là Hi Lạp và Bồ Đào Nha sẽ mới chỉ là món khai vị - chuyên gia Lorraine Tan, giám đốc nghiên cứu chứng khoán Hãng Standard & Poor’s ở Singapore, nhận định - Cuộc khủng hoảng nợ có thể lan rộng và tác động mạnh đến hệ thống tài chính và cả nền kinh tế toàn cầu”.

                                                                                  Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ẩu đả trong quốc hội Ukraine vì căn cứ hải quân Nga

Hỗn loạn đã nổ ra tại quốc hội Ukraine khi các nghị sỹ thảo luận về việc kéo dài hợp đồng cho Nga thuê một căn cứ hải quân. Chủ tịch quốc hội bị ném trứng, các nghị sỹ cãi lộn ầm ĩ trong khi tòa nghị viện mù mịt vì bom khói.

Phe Áo đỏ Thái doạ biểu tình lớn hơn

Hôm (27/4), những người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan sau khi làm đình trệ hệ thống đường sắt trên cao, đã thề sẽ mở rộng biểu tình ở đường phố.

Nhật Bản gia tăng ảnh hưởng quân sự

Xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên ở Djibouti, Nhật Bản đã tiến thêm một bước nữa trong nỗ lực khuếch trương ảnh hưởng quân sự ở tầm quốc tế.

Thành phố nguy hiểm nhất Mexico

Ciudad Juarez, có 1,3 triệu dân, là một trong những thành phố chết chóc nhất thế giới, với hơn 5.000 người thiệt mạng trong hai năm qua

Động đất mạnh rung chuyển Đài Loan, Philippines

Một trận động đất mạnh 6,9 richter hôm qua đã rung chuyển vùng biển phía bắc Philippines và chấn động của nó còn được cảm thấy khắp Đài Loan. Nhưng đến nay không có thông báo gì về thiệt hại và không có cảnh báo sóng thần trên diện rộng nào được đưa ra.

Thái Lan: Quốc vương lần đầu lên tiếng về khủng hoảng chính trị

Lên tiếng lần đầu tiên kể từ khi “áo đỏ” xúc tiến chiến dịch biểu tình chống chính phủ Thái Lan, Quốc vương Bhumibol Adulyadej mà người dân Thái Lan rất kính trọng đã kêu gọi gọi những thẩm phán mới được bổ nhiệm giúp ổn định tình hình đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục