Thượng nghị sĩ Benigno "Noynoy" Aquino, người gần như chắc chắn sẽ trở thành Tổng thống kế tiếp của Philippines, là con trai duy nhất của một trong những gia đình chính trị nổi tiếng nhất châu Á.

Dù kết quả chính thức của cuộc bầu cử ngày 10/5 ở Philippines sẽ được công bố sau khi Ủy ban Bầu cử họp vào cuối tháng này, nhưng theo kết quả kiểm gần 80% số phiếu ngày ngày 11/5, Aquino đã được 40% ủng hộ, hơn hẳn cựu Tổng thống Joseph Estrada về thứ hai (25%). Thượng Nghị sĩ Manuel Villar (về thứ ba) đã thừa nhận thắng lợi của ông Aquino. Nếu đắc cử, ông Benigno Aquino sẽ trở thành Tổng thống thứ hai của dòng họ Aquino.
 
Nhiều ý kiến cho rằng thắng lợi của “Noy Noy” Aquino chủ yếu nhờ vào cái tên Aquino, kế thừa di sản chính trị của gia đình, đặc biệt trong cuộc đấu tranh thiết lập chế độ dân chủ tại Philippines trong những năm 80 của thế kỷ 20. Mẹ của Thượng Nghị sĩ Aquino, bà Corazon Aquino, đã lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của đất nước này (từ năm 1986 đến 1992). Nhưng di sản này còn gồm cả những vết sẹo ký ức hằn sâu trong tâm trí ông trước khi Aquino quyết định muốn trở thành tổng thống. Cha ông đã bị ám sát, và bản thân Aquino cũng suýt bỏ mạng khi ông bị bắn trong cuộc đảo chính đẫm máu năm 1987 chống lại mẹ ông.
 
 
 
Mẹ của Aquino, bà Corazon Aquino, mất tháng 8/2009, thọ 76 tuổi

Xuất hiện lưng hơi khom, mắt lúc nào cũng mang kính, chiếc áo sơ mi rộng khiến người đối diện dễ dàng nhìn thấy một vết sẹo trên cổ ông – một trong 5 vết sẹo mà ông nhận được từ những binh lính nổi loạn khi họ tấn công phủ Tổng thống trong nỗ lực đảo chính năm 1987 mà đã khiến 3 cận vệ của mẹ ông bị giết. Đây là cuộc chạm trán đầu tiên của Aquino với bạo lực chính trị.

Trước đó, khi ông 23 tuổi, Người cha có uy tín của ông, Benigno (Ninoy) Aquino Jr, bị bắn chết tại sân bay Manila lúc vừa từ Mỹ trở về để đối mặt với Tổng thống Ferdinand Marcos trong cuộc bầu cử năm 1983. Thủ phạm được cho là các nhân viên mật vụ của Ferdinand Marcos. Sự kiện này đã làm cả thế giới choáng váng sau đó đã châm ngòi cho phòng chào “Quyền lực Nhân dân” lật đổ Marcos và đưa mẹ ông, bà Corazon (Cory) Aquino - từng là một bà nội trợ nhu mì, lên làm tổng thống. Sân bay xảy ra vụ ám sát sau đó đã được đổi tên thành Sân bay Quốc tế Ninoy Aquino sau khi Marcos bị buộc phải sống lưu vong ở Hawaii và qua đời ở đó năm 1989.
 
 
Đám tang ông Benigno (Ninoy) Aquino Jr năm 1983

Aquino có bằng Cử nhân Văn chương và kinh tế. Ông trúng cử vào Hạ viện năm 1998 và được bầu vào Thượng viện năm 2007. Từ tháng 3/2006 đến nay, Aquino III giữ chức Phó Chủ tịch đảng Tự do. Tuy nhiên, chính trị gia luôn đeo mắt kính này lại là người đến với cuộc đua tổng thống rất muộn. Ông chỉ tuyên bố ra ứng cử sau khi mẹ ông qua đời vì bệnh ung thư tháng 8 năm ngoái. Một đám tang khiến cả nước tiếc thương – một minh chứng về quyền lực của dòng họ này.

Ông nói rằng ông giờ đây đi theo con đường mà cha mẹ kính yêu của ông đã đi đầu tiên. Cuộc vận động đã lan rộng xung quanh ông vào năm ngoái, đưa ông lên làm ứng cử viên hàng đầu chức tổng thống Philippines trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 10/5. Aquino giành được vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến, dù ông ít dịp chứng tỏ trong 12 năm làm trong Hạ viện và Thượng viện. “Tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với Philippines”, Aquino viết trên blog của mình và đó cũng là nội dung chính trong chiến dịch tranh cử của ông. Ông cam kết nếu đắc cử, ông sẽ diệt trừ nạn tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế và việc làm, nâng cấp giáo dục và y tế...

Năm nay 50 tuổi, Aquino vẫn độc thân, nhưng có những đồn đoán về một đám cưới sắp diễn ra tại phủ tổng thống, sau khi Aquino xuất hiện trên bục diễn thuyết trong chiến dịch tranh cử cuối cùng với người bạn gái, Shalani Soledad, 30 tuổi, một ủy viên hội đồng thành phố ở ngoại ô Manila.

 
Aquino và bạn gái Shalani Soledad

Aquino có 4 em gái đã có gia đình, trong đó em gái út Kris Aquino - một nghệ sĩ và người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, người đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử của ông.

Những người ủng hộ ông nói rằng ông là một ứng cử viên chính trực mang lại sự thay đổi, vốn sinh ra để làm thay đổi sự nguyên trạng trì trệ. Trên phương diện quốc gia, nếu trở thành Tổng thống, ông Aquino sẽ phải đối mặt với những khó khăn kinh tế. Năm 2009, thâm hụt ngân sách tăng tới 17%, tương đương 3,7% tổng sản phẩm quốc nội. Các định chế quốc tế lo ngại là tỷ lệ này có thể sẽ lên tới 5,3% GDP, tức là giống như tình hình cách nay 10 năm. Tình hình an ninh cũng là một thách thức nữa, trong bối cảnh bạo lực đẫm máu trước bầu cử vẫn tiếp diễn sau ngày 10/5.

                                                                                             Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ông Cameron tiếp quản Dinh Thủ tướng tại số 10 phố Downing.
Phe
Thanh nhiên liệu không được sử dụng tại nhà kho ở tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên.

Ngày đẫm máu nhất Iraq

An ninh lại được siết chặt hôm 11.5, sau ngày đẫm máu nhất Iraq từ đầu năm tới nay với loạt hơn 20 vụ tấn công xảy ra tại ít nhất 10 tỉnh, thành phố làm ít nhất 119 người chết, gần 350 người bị thương.

Yêu cầu phe "áo đỏ" rời khu vực biểu tình ngay

Ngày 11/5, Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva yêu cầu những người "áo đỏ" ủng hộ Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) phải rời khỏi vị trí biểu tình ở trung tâm thủ đô Bangkok trong ngày 12/5.

Tổng thống Arroyo cam kết chuyển giao quyền lực

Tổng thống Philippines Gloria Arroyo ngày 11/5 cam kết chuyển giao một cách êm thấm quyền lãnh đạo đất nước cho người kế nhiệm bà sau cuộc bầu cử ở nước này, nhiều khả năng là ứng cử viên của Đảng Tự do Benigno Conjuanco Aquino.

Bí ẩn người nhịn ăn uống 70 năm

Cụ Prahlad Jani, 83 tuổi, người Ấn Độ với kỳ tích nhịn ăn uống suốt 7 thập kỷ vẫn sống khỏe mạnh, đã được 30 bác sĩ quân y tập trung giám sát nghiên cứu toàn diện thể trạng tại một bệnh viện ở thành phố Ahmedabad trong suốt 2 tuần lễ để tìm hiểu bí ẩn kỳ lạ này.

Vụ nổ mỏ than ở Nga: số người chết tăng lên 30

Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga hôm nay 10-5 thông báo số người chết trong hai vụ nổ mỏ than ở Siberia đã tăng lên đến 30 người. 60 người khác vẫn mất tích.

Philippines: Bầu cử trong bạo lực

Ít nhất 6 người thiệt mạng vì bạo lực liên quan đến bầu cử l Máy đếm phiếu trục trặcCử tri Philippines hôm 10-5 tham gia các cuộc bầu cử bị bao phủ bởi bạo lực và những trục trặc kỹ thuật của máy đếm phiếu trong lần sử dụng đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục