Seoul tìm thấy đủ bằng chứng thuyết phục cho thấy ngư lôi của Triều Tiên đã đánh đắm tàu chiến của họ hồi tháng ba.

 

Phần mũi tàu Cheonan được trục vớt và đặt trên cầu. Ảnh: AFP.
Phần mũi tàu Cheonan được trục vớt và đặt trên cầu. Ảnh: AFP.

Yonhap dẫn nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, vào ngày 20/5 nhóm điều tra quốc tế sẽ ra thông báo về nguyên nhân chìm tàu Cheonan. Mẫu thuốc nổ tìm thấy từ xác con tàu trùng với loại mà họ tìm thấy trong một ngư lôi đi lạc của Triều Tiên cách đây 7 năm, nguồn tin này nói.

"Phân tích mẫu thuốc nổ từ tàu Cheonan và đáy biển cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng đó là một vụ tấn công bằng ngư lôi của Triều Tiên", nguồn tin cho biết. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ không bình luận gì cho đến khi ra tuyên bố chính thức.

Trước đó, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan nói với người đồng cấp Nhật Bản Katsuya Okada rằng có bằng chứng cho thấy ngư lôi Triều Tiên làm chìm chiến hạm Cheonan, International Business Times cho hay.

Kết quả điều tra chính thức sẽ được Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-young báo cáo với Tổng thống Lee Myung-bak và các quan chức chính phủ vào chiều nay. Nội dung kết luận điều tra cũng sẽ được thông báo trước cho các đại sứ Nga, Nhật Bản, trước khi công bố rộng rãi, AFP cho biết.

Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với Hàn Quốc trong việc điều tra nguyên nhân gây đắm tàu hải quân Cheonan. Trung Quốc thì kêu gọi các bên liên quan kiềm chế để xử lý vụ việc một cách thích hợp, đề cao những lợi ích lâu dài và sự ổn định trong khu vực.

Trong khi đó, Phó chủ tịch quốc hội Triều Tiên Yang Hyong-sop hôm qua tuyên bố nước này không liên quan đến vụ chìm tàu Cheonan.

Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao Triều Tiên trực tiếp bác bỏ nghi ngờ của Seoul. "Chúng tôi sẽ không dung thứ cho kế hoạch của những kẻ hiếu chiến và thích đối đầu của chế độ bù nhìn tại Hàn Quốc", Chosun Ilbo dẫn lời ông Yang nói và cho rằng những nghi ngờ của Seoul là bịa đặt.

Tàu tuần tra Cheonan tải trọng 1.200 tấn bị đắm sau một vụ nổ ở vùng biển gần nơi tranh chấp giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hôm 26/3. Seoul mời các chuyên gia Mỹ, Anh, Liên hợp quốc và một số nước khác tham gia ủy ban điều tra.

 

                                                                        Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hạn chót chính phủ Thái Lan dành cho người biểu tình đã qua, nhưng phe áo đỏ chưa có dấu hiệu rời Bangkok

Iran sẽ làm giàu uranium ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 17-5, Iran, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận chuyển đổi hạt nhân, theo đó, Iran đồng ý chuyển 1.200kg uranium đến Thổ Nhĩ Kỳ để làm giàu, và nhận lại 120kg nhiên liệu hạt nhân đã làm giàu trong 1 năm, nhằm đảm bảo chương trình hạt nhân của Iran chỉ vì mục đích dân sự.

Máy bay chở 43 người gặp nạn tại Afghanistan

Phi cơ chở khách của hãng hàng không Pamir Airways lao xuống vùng núi Salang phía bắc Afghanistan hôm qua.

Chính phủ Thái Lan có thể ban hành lệnh giới nghiêm

Những diễn biến hiện nay khiến dư luận cho rằng, nhiều khả năng chính phủ Thái Lan sẽ ban hành lệnh giới nghiêm để đảm bảo an ninh cho Bangkok, cũng như những thành phố lân cận.

Nhật-Trung thiếp lập đường dây nóng quốc phòng

Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì ngày 15/5 đã nhất trí về nhu cầu phải có các nỗ lực nhằm thiết lập cơ cấu đường dây nóng giữa các quan chức quốc phòng hai nước.

Anh đóng cửa sân bay Heathrow vì núi lửa Iceland

Các nhà chức trách quyết định đóng cửa sân bay bận rộn nhất châu Âu trong sáng nay (17/5) vì đám mây bụi dày đặc từ núi lửa Iceland tràn sang không phận Anh.

Thái Lan: Bạo loạn lan rộng, chính phủ bác bỏ thương lượng

Tình trạng bạo loạn đã từ quận thương mại Rajprasong tràn đến các khu vực khác của thủ đô Bangkok. Chính phủ Thái Lan ra tối hậu thư mới, bác bỏ đề nghị của “áo đỏ” về sự can thiệp của nước ngoài. Con số thiệt mạng lên tới 33 và 239 người bị thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục