Hàn Quốc hôm qua đã chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên vì vụ chìm tàu chiến Cheonan mà Seoul nói là bị tàu ngầm của Triều Tiên tấn công, bất chấp đe dọa trả đũa từ phía Bình Nhưỡng.
Quyết định này được Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak loan báo ngày hôm qua, trong chuyến công du Singapore để tham dự diễn đàn thường niên các Bộ trưởng Quốc phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương mang tên “Đối thoại Shangri-La 2010”.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak
Triều Tiên đã mạnh mẽ phủ nhận sự can dự tới vụ tấn công tàu Cheonan, vốn đã làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng. Chỉ vài giờ trước khi ông Lee phát biểu, Bình Nhưỡng đã đe dọa thực hiện “sự trả đũa cứng rắn nhất” nếu Seoul đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ông Lee Myung-bak đã có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn an ninh khu vực, trong đó ông nói: “Hôm nay, chính phủ Hàn Quốc đã mang vụ Triều Tiên tấn công tàu Cheonan lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Đây là bước đi mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Seoul trong việc đòi hỏi trừng phạt Triều Tiên.
Trong bài diễn văn gửi tới cử tọa là các quan chức quốc phòng cao cấp nhất của khu vực và giới nghiên cứu chủ đề an ninh tại Singapore, Tổng thống Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên tấn công Hàn Quốc “hết lần này đến lần khác, lần nào chúng tôi cũng kiên nhẫn và kiềm chế vì hòa bình và ổn định của bán đảo Triều Tiên”. Ông Lee tuyên bố nếu làm như vậy thêm lần nữa thì sẽ là "tự lừa mị, vì Triều Tiên sẽ lại tiếp tục tấn công các nước khác”.
Cho dù hai bên có quá trình xung đột lâu năm, chưa bao giờ Hàn Quốc đưa Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an, có lẽ vì ý muốn dàn xếp trong nội bộ bán đảo Triều Tiên.
Hiện còn chưa rõ kết quả của yêu cầu trừng phạt mới này sẽ như thế nào vì quyết định trừng phạt sẽ phụ thuộc nhiều vào việc Trung Quốc, đồng minh thân cận của Triều Tiên và là nước có quyền phủ quyết, có ủng hộ việc này hay không.
Hoãn tập trận
Trong khi đó, phía Mỹ và Hàn Quốc hôm qua xác nhận cuộc tập trận chung chống tàu ngầm giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ bị hoãn lại.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, hiện cũng có mặt tại Singapore, cho biết cuộc diễn tập này "sẽ bị hoãn để Seoul có thời gian tìm kiếm ủng hộ ngoại giao tại Hội đồng Bảo an."
”Tôi cho rằng chuyện này sẽ có nhiều hậu quả và có thể các bên muốn thấy điều gì sẽ có thể thực hiện được tại Liên Hợp Quốc rồi mới cân nhắc các bước tiếp theo”, ông nói với báo giới. Mỹ đã bày tỏ ủng hộ Hàn Quốc trong vụ này và là nước nhanh chóng lên án việc đắm tàu Cheonan.
Vẫn theo ông Gates, Mỹ và Hàn Quốc có thể cùng nhau tiến hành một số cuộc tập trận bổ sung, để đáp trả vụ Triều Tiên dùng ngư lôi đánh chìm chiến hạm Cheonan. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng không có kế hoạch đưa các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ tham gia vào tất cả những cuộc tập trận này.
Cùng ngày, phát biểu bên lề hội nghị an ninh ở Singapore, Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard cho hay ông không thấy có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang lên kế hoạch “khiêu chiến” hay tấn công miền Nam hay chuẩn bị thử nghiệm hạt nhân.
Theo Dantri
Trong bối cảnh tình hình bán đảo Triều Tiên gia tăng căng thẳng chung quanh vụ tàu chiến Chơ-nan của Hàn Quốc bị đánh chìm vì trúng ngư lôi.
Với 32 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 8 phiếu trắng, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 2/6 đã thông qua nghị quyết yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra quốc tế độc lập về vụ Hải quân Israel tấn công đội tàu chở hàng viện trợ đang trên đường đến Dải Gaza hôm 31/5.
Cảnh sát Anh cho biết một tài xế tắcxi hôm qua đã xả súng điên loạn, giết chết ít nhất 12 người và làm bị thương 25 người khác tại khu vực phía bắc Manchester. Hung thủ sau đó đã tự sát.
Hãng AFP đưa tin, sáng 2-6, hàng triệu người Hàn Quốc đã bước vào kỳ bầu cử hội đồng địa phương trên toàn quốc trong bối cảnh mối quan hệ liên Triều đang xuống mức thấp nhất, sau những tranh cãi về vụ tàu chiến Cheonan bị đắm. Cuộc bỏ phiếu nhằm đánh giá nửa chặng đường đương nhiệm của Tổng thống Lee Myung-bak sau 2 năm trúng cử tổng thống.
Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama hôm qua tuyên bố từ chức vì không giữ được lời hứa đưa căn cứ quân sự của Mỹ khỏi hòn đảo Okinawa.
Theo báo cáo hằng năm của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Xtốc-khôm (SIPRI) của Thụy Ðiển công bố ngày 2-6, năm 2009 tổng chi phí về quân sự trên toàn thế giới tăng lên mức kỷ lục 1,5 nghìn tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2008 và tăng 49% so với năm 2000.