Hãng Ria Novosti đưa tin, ngày 10-6, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chuyến công du đến Pháp nhằm thảo luận tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, năng lượng. Thủ tướng Putin sẽ tham dự lễ khai mạc Hội chợ quốc gia Nga tổ chức vào ngày 11-6, một sự kiện nhân Ngày Văn hóa Nga tại Pháp.

 

Nhiều nhà phân tích nhận định, trọng tâm chuyến công du lần này của Thủ tướng Putin sẽ là việc thảo luận hợp đồng mua tàu chở máy bay đổ bộ Mistral của Pháp trị giá khoảng 540 - 675 triệu USD. Dự kiến, Nga có thể mua thêm 3 tàu Mistral.

Tàu chiến Mistral trong chuyến thăm Saint Petersburg năm 2009.

Phát biểu trước chuyến công du, ông Putin cho biết, Nga chỉ mua tàu này nếu được chuyển giao công nghệ để có thể đóng một vài tàu tương tự tại các nhà máy đóng tàu Nga. Phía Pháp đã xác nhận bán tàu chiến Mistral cho Nga nhưng chưa có bình luận gì sau phát biểu muốn mua tàu cùng công nghệ của Thủ tướng Putin.

Hợp đồng mua bán tàu Mistral giữa Pháp và Nga đang gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng của Nga, Mỹ, đặc biệt là sau cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia. Tư lệnh Hải quân Mỹ từng nói, nếu có một tàu Mistral trong cuộc xung đột Nga - Gruzia năm 2008, hải quân Nga chỉ cần 40 phút để hoàn thành nhiệm vụ, thay vì 26 giờ như Hạm đội Biển Đen từng làm.

Nhiều nước láng giềng Nga, trong đó có Gruzia nghi ngờ Nga mua tàu Mistral chỉ để tiếp cận các công nghệ hải quân của Pháp, từ đó tìm ra đối sách trong trường hợp giao tranh với NATO và đồng minh của tổ chức này. Phản ứng trước những cáo buộc xung quanh hợp đồng mua bán, Thủ tướng Putin khẳng định, Nga mua tàu chiến Mistral chỉ nhằm hiện đại hóa hải quân và Nga không thể dùng tàu chiến tấn công một quốc gia nằm trong đất liền như Gruzia.

Phía Nga cũng cho rằng nếu NATO muốn xây dựng mối quan hệ dựa trên lòng tin với Nga thì không việc gì nghi ngờ thiện chí của Nga trong việc mua tàu Mistral. 

 

                                                                                 Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Một cuộc tập trận của quân đội Hàn Quốc ở thị trấn Paju sát biên giới với CHDCND Triều Tiên.
Không có hình ảnh

Nga: Không tìm thấy bằng chứng Triều Tiên đứng sau vụ Cheonan

Nhóm chuyên gia Nga điều tra nguyên nhân vụ đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc khẳng định không có bằng chứng xác thực chứng tỏ Triều Tiên là chủ mưu của vụ việc này. Cùng lúc, Triều Tiên lên tiếng yêu cầu Liên Hợp Quốc vào cuộc.

Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt “mạnh mẽ nhất” chống Iran

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa phê chuẩn lệnh trừng phạt thứ tư với Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, với số phiếu ủng hộ 12 trên tổng số 15 ủy viên của hội đồng.

Giao tranh bùng phát ở biên giới Campuchia, Thái Lan

Hôm qua, đã xảy ra một cuộc giao tranh ngắn giữa các binh sĩ Campuchia và Thái Lan ở gần khu vực biên giới, vụ mới nhất trong loạt vụ xung đột giữa hai nước láng giềng – quan chức Campuchia cho biết.

Iran sẽ không đàm phán nếu bị trừng phạt

Tổng thống (TT) Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố hôm 8-6 rằng Iran sẽ không chấp nhận đàm phán về chương trình hạt nhân của mình nếu bị áp đặt lệnh trừng phạt mới và cho rằng đề xuất chuyển đổi hạt nhân của Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil là cơ hội có một không hai

Trung Quốc lần đầu tiên công bố đề cương phát triển nhân tài

Trung Quốc vừa chính thức công bố đề cương quy hoạch phát triển nhân tài trung và dài hạn đầu tiên, trong đó đặt mục tiêu tổng thể đến năm 2020, Trung Quốc phải bước vào hàng các nước mạnh về nhân tài trên thế giới.

Nhật Bản náo nức đón “người hùng không gian” trở về

Nhật Bản hiện đang đếm ngược thời gian cho chuyến trở về của một “người hùng không gian” vào tuần tới - một cỗ máy với “thương tích đầy mình” đang “tập tễnh” trở về từ chuyến phiêu lưu 7 năm tới một tiểu hành tinh xa xôi trong vũ trụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục