Mỹ rất thận trọng trong việc thiết lập lại quan hệ với Ukraine

Mỹ rất thận trọng trong việc thiết lập lại quan hệ với Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tất bật tại Đông Âu để nỗ lực khẳng định mối quan tâm trước sau như một của Washington đối với khu vực này.

Sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tiễn người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev về nước, bà Clinton lập tức lên đường đến Đông Âu và vùng Caucasus, trong đó có các nước từng thuộc Liên Xô trước đây. Chuyến công du tốc hành này nhằm khẳng định chính sách tăng cường quan hệ với các đồng minh như Ba Lan trong bối cảnh Nga và Mỹ đang xích lại gần nhau. Đồng thời, chính quyền Obama cũng muốn xóa đi sự chỉ trích của phe bảo thủ rằng Washington đang hy sinh các đồng minh tại châu Âu, cụ thể là Georgia, để đổi lại sự hòa giải với Moscow.

Không phải tự nhiên mà Ukraine lại được chọn là đích đến đầu tiên và là chặng dừng dài nhất trong chuyến thăm của bà Clinton. Nữ ngoại trưởng đã dành đến 2 ngày trong chuyến đi 5 ngày (từ 1 - 5.7) để tranh thủ cảm tình của chính quyền mới tại Kiev, vốn được đánh giá là thân Nga hơn thân Mỹ. Trong cuộc họp báo với Tổng thống Viktor Yanukovych hôm 2.7, bà Clinton tuyên bố Washington hoàn toàn ủng hộ chính sách ngoại giao đa chiều mà Kiev đang áp dụng, đồng thời hoan nghênh mong muốn của Ukraine trong việc cân bằng quan hệ với Mỹ, EU và Nga.

Bà Clinton nhấn mạnh Ukraine không nên nghiêng về hẳn một bên, dù đó là phương Tây hay Nga. Sau đó, khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ICTV, bà Clinton có đề cập đến tự do ngôn luận, nhưng tránh chỉ trích quá mức về vấn đề này. Tất cả nhằm bày tỏ rằng Mỹ không hề rời bỏ Ukraine, bất chấp việc Tổng thống Yanukovych gạt bỏ kế hoạch tham gia NATO và cho phép Hạm đội Biển Đen của Nga tiếp tục đặt căn cứ tại Crimea thêm ít nhất 25 năm nữa. Giới phân tích cho rằng cả Washington và Kiev đều cố gắng thận trọng hết mức khi tái thiết lập quan hệ song phương trong bối cảnh chính trị thế giới và khu vực đang thay đổi. Mỹ muốn tham gia các dự án tại Ukraine cùng Nga chứ không phải tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này với Moscow.

Ngoại trưởng Clinton hôm 3.7 cũng chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận lá chắn tên lửa được sửa đổi tại Krakow (Ba Lan), bất chấp sự phản đối của Nga. Thay vì đặt các bệ phóng tên lửa tại một số điểm cố định theo kế hoạch dưới thời Tổng thống George W.Bush, chính quyền Obama đã đánh giá và thiết kế lại để xây dựng một hệ thống linh hoạt hơn. Dự kiến, hệ thống này sẽ được hoàn chỉnh vào năm 2018, AFP dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho hay.

Tại Azerbaijan, bà Clinton hôm qua khẳng định Washington sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Armenia, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng vài tháng gần đây, theo AFP. Các lực lượng quân sự hai bên đã được triển khai đến giới tuyến ngừng bắn và xung quanh khu vực Nagorny -Karabakh, nơi được Armenia ủng hộ ly khai khỏi Azerbaijan. Giải quyết được xung đột này đồng nghĩa với việc khai thông đường trung chuyển của Mỹ đến Afghanistan qua lãnh thổ Azerbaijan.

Cuối cùng, vào hôm nay, khi đến Georgia, bà Clinton sẽ trấn an chính phủ của Tổng thống Mikhail Saakashvili rằng ông vẫn được Mỹ hỗ trợ, bất chấp biến chuyển trong quan hệ giữa Mỹ với Nga.

                                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục