Một thanh niên Palestine trong một cuộc đụng độ với quân đội Israel tại Gaza
Israel cho chuyển thêm hàng hóa vào Gaza nhằm nới lỏng phong tỏa nơi này, nhưng bước đi đầy tính toán của Tel Aviv không làm người Palestine hài lòng.
BBC cho biết theo quy định mới được Israel công bố hôm 5.7, hầu hết các loại hàng tiêu dùng đều được phép đưa vào Gaza, ngoại trừ những thứ nằm trong một "danh sách đen" bao gồm vũ khí và những vật liệu có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Israel hiện đang chịu sức ép của thế giới yêu cầu nới lỏng phong tỏa Gaza sau vụ quân đội Israel tấn công đoàn tàu cứu trợ quốc tế đến lãnh thổ này hồi tháng 5.
Cụ thể, những vật liệu như thép, xi măng, một số loại phân bón và hóa chất sẽ được phép đưa vào để phục vụ các dự án của LHQ và các tổ chức quốc tế được chính quyền Palestine chấp thuận. Các cơ quan cứu trợ quốc tế nói rằng các loại vật liệu xây dựng là rất cần thiết ở Gaza để xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị phá hủy tại vùng lãnh thổ này trong cuộc tấn công 22 ngày của Israel từ tháng 12.2008 đến tháng 1.2009. Tuy nhiên, "danh sách đen" của Israel bao gồm những mặt hàng mà họ gọi là có "công dụng kép" như bạc đạn, thiết bị lặn, pháo hoa... Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu vẫn chưa được phép. Lệnh phong tỏa bằng đường biển vẫn được duy trì cùng những hạn chế đối với việc đi lại của người dân Palestine tại Gaza.
Đặc sứ hòa bình Trung Đông Tony Blair nhanh chóng lên tiếng hoan nghênh hành động của Israel. Cựu Thủ tướng Anh nói với BBC rằng ông tin chính làn sóng công kích của quốc tế sau vụ tấn công tàu cứu trợ là động lực khiến Tel Aviv nới lỏng phong tỏa Gaza. Mỹ, EU và Anh cũng đưa ra những phản ứng tương tự.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Sami Abu Zuhri của Hamas, lực lượng kiểm soát Dải Gaza, nói với AP rằng chính sách mới của Israel là "vô ích". "Vấn đề không phải là phê duyệt hàng hóa mới (được phép đưa vào Gaza) mà là dỡ bỏ lệnh phong tỏa", Zuhri tuyên bố. Theo giới quan sát, điều đáng chú ý không chỉ là nội dung của quy định mới mà còn là thời điểm chính quyền Tel Aviv công bố nó. Nó diễn ra trước thềm chuyến công du của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sang Mỹ gặp Tổng thống Barack Obama bắt đầu từ hôm qua. Vấn đề nới lỏng phong tỏa Dải Gaza là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của 2 nhà lãnh đạo.
Israel siết chặt phong tỏa đối với Gaza vào năm 2007 khi Hamas chiếm quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này. Mục tiêu là làm suy yếu Hamas, chấm dứt các vụ tấn công bằng rốc-két từ Gaza và đưa binh sĩ Gilad Shalit bị Hamas cầm giữ về nước. Tuy nhiên, đến nay các biện pháp hạn chế của Israel trở thành một biện pháp trừng phạt tập thể đối với người dân Gaza, dẫn đến khủng hoảng nhân đạo. Theo tổ chức nhân quyền Gisha của Israel, quy định nới lỏng của Tel Aviv chẳng đi đến đâu. "Không thể hồi phục kinh tế trừ phi Israel chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu đối với Gaza. Không thể có một xã hội Palestine lành mạnh và nguyên vẹn cũng như giải pháp 2 nhà nước, trừ phi Israel cho phép người Palestine đi lại tự do giữa Gaza và Bờ Tây", Gisha nói.
Theo Báo Thanhnien
Israel hôm qua đã công bố một thay đổi lớn trong cách xử lý lệnh phong tỏa Dải Gaza gây tranh cãi, một động thái được các quan chức Israel hi vọng sẽ giảm bớt căng thẳng với chính quyền Obama trước chuyến thăm Washington của Thủ tướng Netanyahu.
Thủ lĩnh đối lập Nawaf Sharif kêu gọi chính phủ thương thảo với các phần tử vũ trang Taliban để cải thiện an ninh cho đất nước
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tất bật tại Đông Âu để nỗ lực khẳng định mối quan tâm trước sau như một của Washington đối với khu vực này.
Một chiếc cúp vàng World Cup giống y như thật nhưng được làm bằng ma túy đã bị cảnh sát chống ma túy Colombia thu giữ.
Giới hữu trách tại sân bay quốc tế ở New York đã phải sơ tán một nhà đón khách sau khi nhận được cảnh báo bom đúng vào ngày quốc khánh, một trong những ngày có lưu lượng giao thông nhộn nhịp nhất nhất nước Mỹ.
Người Mỹ trên toàn quốc tham dự những buổi tiệc thịt nướng ngoài trời, những cuộc diễu hành biểu lộ lòng yêu nước, đốt pháo bông và những sự kiện khác nữa để kỷ niệm ngày lập quốc cách đây 234 năm.