Phần trước của tàu Cheonan được trục vớt hôm 23/4.
Hơn 3 tháng sau khi xảy ra sự cố đắm chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua đã đạt được thỏa thuận về tuyên bố lên án vụ tấn công xảy ra ngày 26/3 này, nhưng không trực tiếp lên án Triều Tiên.
Thỏa thuận của Liên Hợp Quốc đã chấm dứt nhiều tháng nỗ lực nhưng không thành của Hàn Quốc nhằm thuyết phục Trung Quốc ủng hộ một tuyên bố của Hội đồng Bảo an lên án Bình Nhưỡng về hành động phóng ngư lôi tấn công tàu chiến Cheonan làm 46 thủy thủ thiệt mạng.
Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc họp sáng qua giữa 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga) cùng Nhật Bản và đại diện Triều Tiên.
Mỹ đã chuyển tuyên bố này cho 15 nước thành viên trong hội đồng vào chiều cùng ngày. Tuyên bố chính thức nhiều khả năng sẽ được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua vào sáng ngày 9/7 (giờ Mỹ).
Hàn Quốc dẫn kết luận của Ủy ban giám định quốc tế cho rằng tàu Cheonan bị đắm do tấn công thủy lôi từ tàu ngầm của Triều Tiên. Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc này và gọi đó là hành động khiêu khích của Mỹ và Hàn Quốc.
Tháng trước, Hàn Quốc đã cử một nhóm các quan chức tình báo và quân đội hàng đầu đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trình bày những bằng chứng cho rằng Bình Nhưỡng có liên quan đến vụ Cheonan.
Mỹ, Pháp và nhiều thành viên khác trong hội đồng cho rằng bằng chứng của Hàn Quốc “cho thấy rõ ràng Triều Tiên chịu trách nhiệm về vụ tấn công”. Nhưng cuối cùng, Liên Hợp Quốc chỉ thông qua một tuyên bố mơ hồ, không trực tiếp nhằm vào Bình Nhưỡng.
Theo Dantri
“Chúng tôi thực sự tin rằng châu Á đang rơi vào cuộc khủng hoảng nước và tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng”, chuyên gia quốc tế khẳng định sau khi dẫn con số dự báo đến năm 2030, khu vực có thể thiếu 40% nước so với nhu cầu.
Tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) vừa đưa ra thông tin cho biết ngày 28-6-2010, 3 tàu ngầm thuộc loại lớn nhất trong Hạm đội 7 của Mỹ đã được điều động trong màn thị uy được cho là có quy mô lớn nhất kể từ thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Ða-vít Le-pan cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Ghết vừa đưa ra quyết định mới siết chặt các quy định về quản lý tài liệu và thông tin đối với các sĩ quan và nhân viên trong bộ. Biện pháp này được đưa ra sau khi xảy ra vụ Tư lệnh chỉ huy quân Mỹ và NATO tại Áp-ga-ni-xtan Mắc Crai-xtan và các cố vấn của ông này đã có những phát biểu không đúng khi trả lời phỏng vấn tạp chí Hòn đá lăn (Rolling Stone). Tướng Crai-xtan đã bị cách chức vì vụ này.
Ngày 7-7, Bộ trưởng Quốc phòng Úc John Faulkner, 56 tuổi, cho biết ông sẽ từ chức sau cuộc bầu cử toàn quốc vào cuối năm nay.
Đáp trả lời cảnh báo Ankara sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel nếu nước này không chịu xin lỗi về vụ tấn công đoàn tàu chở hàng viện trợ quốc tế tới Dải Gaza, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman tuyên bố họ không có ý định xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ.
Israel cho chuyển thêm hàng hóa vào Gaza nhằm nới lỏng phong tỏa nơi này, nhưng bước đi đầy tính toán của Tel Aviv không làm người Palestine hài lòng.