Ấn Độ đang tràn ngập ngũ cốc dự trữ, trong khi hàng trăm triệu dân nước này vẫn sống trong cảnh thiếu ăn.
Theo Le Monde hôm qua, Tòa án tối cao Ấn Độ vừa ra phán quyết các cơ quan nhà nước phải phát bớt gạo và các loại ngũ cốc khác cho những người nghèo khổ nhất, hơn là để hàng chục triệu tấn lương thực dự trữ hư hại vì mối mọt, chuột và thiên tai. Hằng năm, chính quyền Ấn Độ dự trữ một lượng lớn ngũ cốc để đối phó với các cuộc khủng hoảng lương thực, thiên tai đồng thời để bán với giá rẻ cho những người nghèo. Tuy nhiên, Le Monde nhận định việc phân phát lương thực lại bị chi phối bởi quan liêu và tham nhũng. Theo tờ Hindustan Times của Ấn Độ, khoảng 60 triệu tấn ngũ cốc đang “ngủ quên” trong các kho lương, gấp 3 lần so với lượng dự trữ cần thiết. Trong đó, khoảng 11 triệu tấn đã bị hư hại hoàn toàn.
- 80 - 200 triệu người Ấn Độ bị suy dinh dưỡng. |
Kể từ cuộc cách mạng “xanh” vào những năm 1970, sản lượng lương thực tại Ấn Độ không ngừng tăng lên, nhưng người nghèo vẫn chưa thật sự được “cơm no áo ấm”. Đến 50% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và tỷ lệ thiếu ăn không hề giảm từ năm 1999 đến 2006. Tình trạng lương thực của nền kinh tế xếp thứ 11 thế giới kém ngang một số nước châu Phi, trong khi Ấn Độ hầu như không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng chính trị hay nội chiến. Hình ảnh người dân bụng rỗng trong khi kho lương lại đầy tràn khiến dư luận phẫn nộ. Kinh tế gia Himanshu tỏ ra bất bình trên nhật báo Mint: “Vì sao năm qua chính phủ không phân phát lương thực mạnh tay trong khi nhiều nơi trên cả nước bị hạn hán và vì sao cứ phải tăng số lương thực dự trữ trong khi chúng đang thối rữa trong các nhà kho?”.
Le Monde dẫn báo cáo của Tòa án tối cao Ấn Độ cho hay nhiều cửa hàng bán lương thực giá rẻ chỉ mở cửa 2 hay 3 ngày mỗi tháng. Những người nghèo vốn chạy ăn từng bữa cũng khó gom đủ tiền để mua một lần số thực phẩm giá rẻ hằng tháng theo tiêu chuẩn (từ 25-30 kg bột mì hoặc gạo). Lương thực dự trữ vì thế cứ tiếp tục “mòn mỏi” trong kho. Đáng nói hơn, không ít người vì quá nghèo đã phải gán phiếu phân phối lương thực để trừ nợ hoặc bán lại số nông sản giá rẻ vừa mua được để kiếm thêm chút tiền.
Nhiều đợt cải cách, nhiều lời hứa hẹn cải thiện tình trạng lương thực trong các chiến dịch tranh cử những thập niên qua vẫn chưa đem lại hiệu quả đáng kể. Ấn Độ đang ngày càng giàu lên với những tỉ phú thường xuyên được Tạp chí Forbes nhắc tên nhưng theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á, nước này vẫn còn khoảng 651 triệu người nghèo.
Theo Báo Thanh Nien
Mỹ vừa chính thức chấm dứt sứ mạng tham chiến ở Iraq, nhưng điều này không có nghĩa là chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này. Tại Baghdad vẫn bề bộn đổ vỡ và bất ổn, Thủ tướng Maliki nói Iraq đã độc lập, nhưng không giấu được nỗi lo.
Hàn Quốc hôm qua thông báo sẽ tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ tại Hoàng Hải từ 5-9/9. Cuộc tập trận chống tàu ngầm lần này là đợt cuối trong một loạt các cuộc diễn tập quân sự Mỹ - Hàn “nhằm cảnh cáo Triều Tiên”.
Tổng thống Philippines mới đắc cử Benigno Aquino III sẽ thăm Việt Nam vào giữa tháng sau trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông.
Nhà cách mạng Cuba Fidel thừa nhận, ông từng “suýt chết” và buộc phải rút khỏi chính trường cách đây bốn năm.
Trung Quốc kêu gọi nối lại đàm phán 6 bên, Mỹ tăng cường trừng phạt, còn Hàn Quốc "chặn" tài khoản Twitter, Youtube của Triều Tiên.
Theo ông Olli Rehn, Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về các vấn đề kinh tế và tiền tệ, ngoài yếu tố châu Á ở trên, thì việc kinh tế Mỹ phục hồi trì trệ cũng như cú sốc trên các thị trường nợ cũng có thể gây ra những lo lắng ở châu Âu.