Ngày 28.9, Mỹ đã cử đặc sứ về Trung Đông George Mitchell gấp rút tới khu vực này để cứu vãn đàm phán hòa bình đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Việc Israel quyết định nối lại xây dựng mới khu định cư Do Thái ở Bờ Tây sau 10 tháng tạm ngừng, bắt đầu từ hôm 26.9, đã khiến Palestine đe dọa từ bỏ cuộc đàm phán. Nó cũng gây rạn nứt giữa Israel với Mỹ sau các nỗ lực trung gian hòa giải của Mỹ.

Ông Mitchell không có nhiều thời gian. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói rằng, ông sẽ chưa quyết định từ bỏ hay tiếp tục đàm phán với Israel trước khi gặp và lấy ý kiến các quan chức cao cấp các nước Arab tại Ai Cập vào tuần tới. Một quan chức của Liên đoàn Arab cho biết, các ngoại trưởng Arab sẽ đồng ý với bất kỳ quan điểm nào ông Abbas đưa ra. Vài ngày từ giờ đến trước cuộc họp của khối Arab sẽ là thời gian “chạy đua” của đặc sứ Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.J.Crowley đã hoan nghênh Palestine không vội vã từ bỏ đàm phán. Ông cũng chỉ trích Israel vì đã phản kháng sức ép của quốc tế về việc chấm dứt xây dựng khu định cư mới ở Bờ Tây: “Chúng tôi rất thất vọng, nhưng chúng tôi vẫn tập trung vào mục tiêu lâu dài và sẽ thảo luận với các bên về tác động từ quyết định của Israel.” Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và các quan chức cao cấp EU cũng lên tiếng phê phán quyết định nói trên của Israel.

Tại Paris ngày 28.9, Tổng thống Palestine Abbas đã thúc giục Israel chấm dứt xây dựng khu định cư. Ông nói rằng, e là hai bên sẽ đánh mất “cơ hội lịch sử” nếu Israel từ chối: “Nếu dừng việc xây dựng, chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán. Nếu không, chúng tôi sẽ dừng lại.” Phát biểu với đài phát thanh của Pháp, ông Abbas nói, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu “nên biết là hòa bình quan trọng hơn các khu định cư”.

Thủ tướng Israel Netanyahu  đã kêu gọi ông Abbas tiếp tục đàm phán, nói rằng ông sẽ giới hạn số tòa nhà định cư, nhưng từ chối chấm dứt hoàn toàn do sức ép nội bộ. Các quan chức quốc phòng Israel đã ngỏ ý rằng có thể có việc ngừng xây dựng khu định cư một cách không chính thức, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak lặng lẽ dùng thẩm quyền của mình bác bỏ bất kỳ dự án xây mới nào.

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trao đổi các văn kiện hợp tác đã ký
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ga tàu điện Paris bị dọa bom

Toàn bộ hành khách tại ga tàu điện đông đúc nhất Paris đã bị sơ tán khẩn cấp hôm qua, sau một cú điện thoại dọa có bom.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il phong hàm tướng cho con trai út

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã phong quân hàm cấp tướng 4 sao cho con trai út Kim Jong Un, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên sớm nay cho hay.

Mỹ mạnh tay với đồng nhân dân tệ

Một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gây sức ép với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo về vấn đề giá đồng nhân dân tệ (NDT), Ủy ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cho phép Washington trừng phạt thương mại Bắc Kinh.

Nỗ lực duy trì hòa đàm trực tiếp Israel - Palestine

Tổng thống (TT) Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố dứt khoát rằng Israel phải “chọn lựa giữa hòa bình và khu định cư” trước khi lệnh tạm ngưng xây dựng khu định cư Do Thái trong 10 tháng qua tại Bờ Tây hết hạn vào nửa đêm 26-9.

Nổ ở thủ đô Philippines, hơn 40 người bị thương

Ít nhất 44 người, hầu hết là sinh viên, đã bị thương sau vụ nổ lớn gần Đại học De La Salle ở thủ đô Manila của Philippines chiều qua - báo chí trong nước đưa tin.

Thủ tướng Nhật lên tiếng trước đề nghị xin lỗi từ phía Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hôm qua tuyên bố ông không có ý định xin lỗi Trung Quốc về vụ bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc, đồng thời khẳng định quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) “là một phần của lãnh thổ Nhật Bản”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục