Khát vọng chinh phục vũ trụ của Trung Quốc tiếp tục được hiện thực hóa khi nước này chuẩn bị phóng tàu thăm dò Mặt trăng không người lái thứ hai vào cuối tuần.
Tên lửa Trường Chinh 3C đang được tiếp nhiên liệu tại trung tâm phóng Tây Xương.
Tàu thăm dò Hằng Nga II sẽ được phóng lên vũ trụ vào khoảng từ thứ sáu (hôm nay và cũng là ngày quốc khánh Trung Quốc) đến chủ nhật trên tên lửa Trường Chinh 3C, báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Thời gian phóng chính xác sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết ở trung tâm phóng Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc.
Theo dự báo thời tiết, ngày thứ sáu, ở Tây Xương có mưa và sấm. Trung Quốc thường sắp xếp các cuộc phóng tàu vũ trụ vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu, khi trời quang mây tạnh.
Kế hoạch phóng tàu thăm dò là nhằm thử công nghệ, chuẩn bị cho chuyến đáp xuống Mặt trăng của tàu thăm dò không có người vào năm 2012 và có thể người Trung Quốc sẽ đặt chân lên Mặt trăng vào năm 2017.
Kế hoạch không gian khác của Trung Quốc ngoài ra còn bao gồm phóng khoang đầu tiên của một trạm vũ trụ tương lai vào năm tới. Và sau đó Trung Quốc sẽ triển khai một tàu vũ trụ có người lái kết nối với khoang này.
Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay đưa người vào vũ trụ vào năm 2003, gia nhập cùng Nga và Mỹ để trở thành những nước duy nhất đưa được người vào quỹ đạo. Trong hai sứ mệnh vũ trụ có người lái sau đó, mà gần đây nhất là vào năm 2008, người Trung Quốc đã thực hiện được chuyến “dạo bộ” ngoài không gian đầu tiên.
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc đang đạt được những cột mốc mới, ngay cả khi Mỹ và các nước khác phải đối mặt với khoản ngân sách hạn hẹp. Trung Quốc cũng hoạt động khá độc lập với các nước và cơ quan khác, kể cả Trạm vũ trụ quốc tế.
Theo Tân Hoa xã, Hằng Nga II sẽ bay quanh Mặt trăng 100km trước khi chuyển vào quỹ đạo chỉ 15km bên trên bề mặt của nó.
Tàu thăm dò sẽ dùng camera siêu nét quay phim khu vực Trung Quốc dự định cho tàu thăm dò China-e III, hạ cánh. Rồi sau đó, Hằng Nga II sẽ chuyển lên quỹ đạo cao hơn, thực hiện phân tích bề mặt Mặt trăng và môi trường vũ trụ xung quanh.
Tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc, Hằng Nga I, được phóng vào năm 2007. Trung Quốc đã cho nó đâm vào bề mặt Mặt trăng 16 tháng sau đó, khi đã hết thời gian sử dụng.
Theo Dantri
Ngày 29/9, một loạt cuộc tuần hành, biểu tình rầm rộ của người lao động đã diễn ra tại nhiều nước châu Âu, nhằm phản đối những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mà chính phủ các nước trong Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành với mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nợ công.
Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch gặp gỡ người đồng nhiệm Trung Quốc tại một hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) vào tuần tới.
Một trận lở đất kinh hoàng tại bang miền nam Oaxaca của Mexico hôm qua chôn vùi khoảng 300 ngôi nhà và giới chức e rằng 1.000 người có thể đã thiệt mạng. Theo AFP, trận lở đất xảy ra lúc 3 giờ sáng (giờ địa phương) khi cả một dãy đồi đổ ập xuống khu dân cư tại thị trấn Santa Maria Tlahuitoltepec.
Ngày 28.9, Mỹ đã cử đặc sứ về Trung Đông George Mitchell gấp rút tới khu vực này để cứu vãn đàm phán hòa bình đang đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Nhằm xúc tiến các cuộc đàm phán hòa bình với lực lượng Taliban, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ngày 28/9 cho biết ông đã chỉ định các thành viên tham gia Hội đồng Hòa bình tối cao.
Theo AFP, nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tới Trung Quốc, ngày 27-9, Nga và Trung Quốc đã khánh thành đường ống dẫn dầu xuyên biên giới hai nước, một biểu hiện tăng cường hợp tác giữa 2 nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là về năng lượng.