Tổng thống Nga Medvedev thăm chính thức Việt Nam nhân dịp này
“Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN mở ra giai đoạn mới trong quá trình phát triển quan hệ song phương”; “Đi xa hơn các liên minh của chúng ta, Mỹ đang củng cố quan hệ với các đối tác mới”. Đó là lời Tổng thống Nga và Ngoại trưởng Mỹ ngay trước khi đến Hà Nội
Trong thư gửi báo chí Nga, Tổng thống Dmitry Medvedev nhấn mạnh rằng quan hệ với ASEAN là một phương hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Cùng lúc đó, báo chí Nga khẳng định chính Việt Nam đã đảm nhận và đang thực hiện tốt vai trò "cầu nối" giữa Nga và ASEAN.
Tổng thống Nga khẳng định Mátxcơva muốn để hàng hoá Nga tiến tới thị trường các nước trong khu vực và chủ trương sử dụng tiềm năng ứng nghiệm của ASEAN nhằm phát triển nền kinh tế của vùng Siberia và Viễn Đông. Ông cho rằng kết quả Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội sẽ xúc tiến sự đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau - từ khoa học và du lịch đến năng lượng và chống khủng bố.
Ông Anatoly Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng Liên bang Nga, nhận xét: “Các nước ASEAN là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá nửa nghìn tỷ USD. Các quốc gia ASEAN đứng ở ngã tư động mạch giao thông thế giới (một phần ba khối lượng lưu thông thương mại thế giới đi qua eo biển Malacca, một nửa trữ lượng tiêu thụ dầu mỏ thế giới được vận chuyển thông qua eo biển Malacca và Singapore). Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên. Đây là yếu tố dĩ nhiên kể cả đối với Nga, một cường quốc hàng hải thế giới”.
Trong những năm gần đây, Nga và ASEAN đã xây dựng một hệ thống phát triển các quan hệ đối tác đối thoại. Một yếu tố không kém phần quan trọng và thuận lợi cho hoạt động của Nga tại Đông Nam Á là đối tác chiến lược với Việt Nam. Vai trò "cầu nối" giữa Nga và ASEAN của Việt Nam là đặc biệt quan trọng.
Theo các chuyên gia Nga, kim ngạch trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD. Đông Nam Á còn đặc biệt là mục tiêu quan trọng của Nga trong lĩnh vực năng lượng và quân sự. Các ngành khoa học Nga cũng chiếm uy tín xứng đáng trong khu vực. Có thể đồng ý rằng, chỉ riêng những lĩnh vực có khả năng và cần thiết được nêu trong sự hợp tác cùng có lợi giữa Nga và ASEAN, đã nói lên tính thiết thực của hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN sắp tới đối với cả hai bên.
Hợp tác Mỹ-Việt: hiệu quả hơn bao giờ hết
“Đi xa hơn các liên minh của chúng ta, Mỹ đang củng cố các quan hệ với các đối tác mới. Tại Việt Nam, chúng ta đang vun xới để phát triển một mức độ hợp tác có lẽ không thể tưởng tượng được cách đây chỉ 10 năm về trước”, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhắc đến Việt Nam trong bài diễn văn quan trọng của bà về vai trò của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, ngay trước khi bà lên đường sang Việt Nam trong chuyến công du đến thăm nhiều nước châu Á - được coi là có tầm quan trọng chiến lược đối với các quyền lợi của Mỹ.
Trong loạt hội nghị cấp cao ASEAN đang diễn ra cho đến ngày 30/10, Hội nghị EAS với sự tham dự của Nga và Mỹ đang thu hút nhiều sự chú ý. Trả lời các phóng viên báo chí tại tại hội nghị, ông Phạm Công Vinh, Trợ lý bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, nói ASEAN quyết định bắt đầu quá trình mời Nga và Mỹ tham gia EAS với tư cách là thành viên chính thức
Theo DanTri
Ngày 27.10, tại Phnom Penh, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã hội đàm với Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhân chuyến thăm chính thức nước này.
Hiện NATO đang đề nghị Nga cung cấp trực tiếp nhiều trực thăng hơn nữa, huấn luyện phi công và cho phép vũ khí đạn dược được vận chuyển qua lãnh thổ Nga
Tại cuộc đàm phán cấp đại tá ngày 27/10, Bộ Chỉ huy Lực lượng giám sát hiệp định đình chiến hai miền Triều Tiên của Liên hợp quốc tại Hàn Quốc (UNC) và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên không đạt được thỏa thuận về việc thu xếp một cuộc gặp cấp tướng để thảo luận về vụ tàu Cheonan của Hàn Quốc bị đắm hồi tháng Ba.
Một quan chức Indonesia cho hay một thiết bị quan trọng trong hệ thống cảnh báo sớm không hoạt động trong trận sóng thần hôm thứ 2 vì nó đã bị phá hoại, khiến người dân trên quần đảo Mentawi không nhận được bất kỳ cảnh báo sóng thần nào.
Sau khi trang mạng WikiLeaks tung ra gần 400.000 tài liệu mật mới liên quan đến cuộc chiến Iraq các tổ chức nhân quyền và chính phủ nhiều nước lên tiếng kêu gọi chính quyền Mỹ điều tra những thông tin trên.
Một phản ứng y tế đa quốc gia đã làm chậm lại tốc độ gây tử vong của dịch tả ở Haiti nhưng dịch bệnh này nhiều khả năng sẽ lan rộng về mặt địa lý.