Thủ tướng Thái Lan vừa bất ngờ hủy chuyến thăm Nga và bảo vệ quyết định của ông dẫn độ “lái súng”, cựu phi công Nga Viktor Bout, sang Mỹ - một động thái khiến Nga tức giận và cũng là chỉ dấu không tốt lành với quan hê Nga-Mỹ.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva hôm qua đã tuyên bố hủy chuyến đi Nga để tham gia Hội nghị thượng đỉnh bảo vệ hổ sắp khai mạc ở Saint-Peterburg. Đại diện Chính phủ Thái Lan bác bỏ thông tin rằng quyết định này liên quan đến việc Thái Lan dẫn độ công dân Nga Viktor But sang Mỹ. Tại Diễn đàn quốc tế ở Saint-Peterburg, đại diện cho Thái Lan sẽ là Bộ trưởng Dự trữ thiên nhiên và Sinh thái.
Trả lời báo giới về việc Mátxcơva lên án quyết định của Thái Lan dẫn độ Victor Bout - một những tay buôn lậu vũ khí lớn nhất thế giới, là bất công, Thủ tướng Thái Lan cho rằng “Mátxcơva đã không sử dụng tất cả các biện pháp pháp lý mà họ có trong tay để tranh cãi trong vụ này”.
Ông Abhisit khẳng định Bangkok đưa ra quyết định này không phải dưới sức ép Washington. Ông còn kêu gọi Nga là không nên để vụ án này ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Nếu bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đã hoan nghênh việc dẫn độ được Viktor Bout qua Mỹ, xem đấy là “một thắng lợi của nhà nước pháp quyền trên thế giới” do những hoạt động của nhân vật này, thì ngược lại, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã tố cáo một hành động phi pháp mang tinh chất chính trị. Ông cho biết là Nga “sẽ tiếp tục ủng hộ Viktor Bout bằng mọi giá”.
Từ khi Viktor Bout bị bắt năm 2008, Washington đã ra sức thuyết phục Thái Lan cho dẫn độ tù nhân này sang Mỹ để bị xét xử về tội hỗ trợ khủng bố bằng hình thức buôn lậu vũ khí. Nhân vật này bị cho là đã bán vũ khí các lực lượng vũ trang không chỉ ở Châu Phi mà cả ở Châu Mỹ Latinh hay Trung Đông. Nga cùng lúc cũng ra sức ngăn cản việc dẫn độ. Lý do, theo giới phân tích, đó là vì Mátxcơva sợ rằng viên cựu sĩ quan không quân Xô Viết này sẽ tiết lộ nhiều bí mật để được giảm án, và điều đó không có lợi cho Mátxcơva trong lúc Mỹ Nga đang cải thiện quan hệ.
Thách thức với quan hệ Nga-Mỹ
Việc Thái Lan cho Mỹ dẫn độ nhân vật này qua Mỹ để bị xét xử đã tạm đóng lại một tiến trình đấu tranh ngoại giao kéo dài từ hơn hai năm nay, nhưng lại có nguy cơ gây căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Mátxcơva.
Ngày 17/11, ngay sau khi đặt chân tới Mỹ, nghi phạm người Nga đã được đưa ra xét xử để bị truy tố về nhiều tội danh trong đó đặc biệt có tội âm mưu sát hại công dân Mỹ, và hậu thuẫn các tổ chức khủng bố, như lực lượng FARC ở Colombia. Nếu bị chứng minh là phạm tội buôn lậu vũ khí, Viktor Bout có khả năng đối mặt với án tù từ 25 năm đến chung thân.
Trước Tòa án Liên bang tại Manhattan, sau khi công tố viên đưa ra bốn tội danh và các thẩm phán hỏi có hiểu những điều trong cáo trạng vừa được đọc hay không, bị cáo đã trả lời “có”. Khi tòa hỏi, bị cáo định bào chữa như thế nào, Viktor Bout nói: “Tôi không có tội”. Thái độ của Viktor Bout hoàn toàn ngược lại với quan điểm của cáo trạng. Trong một cuộc trả lời họp báo, công tố viên cho biết bị cáo Viktor Bout đã nhận bán cho các nhân viên tình báo Mỹ, giả dạng làm đại diện của tổ chức FARC, khoảng 800 tên lửa địa đối không, 5000 khẩu AK 47, mìn cá nhân và hai máy bay vận tải, dùng để tiêu diệt các binh sĩ Mỹ, làm nhiệm vụ triệt hạ các đường dây buôn lậu ma túy tại Colombia.
Trong phiên tòa, bị cáo khẳng định không có tài khoản nào tại Mỹ, và cho rằng tất cả những câu chuyện, mà người ta gán ghép cho ông, đều hết sức huyễn hoặc. Các nhà báo Nga, có mặt tại phiên toà, đã phản ánh thái độ bất bình của Mátxcơva, khi cho rằng “việc dẫn độ kể trên chính là một vụ bắt cóc”.
Bộ ngoại giao Nga đã buộc Mỹ phải cho tiếp xúc với nghi phạm buôn lậu vũ khí. Hôm qua, qua kênh truyền hình Nga Pervyi Kanal, người phụ trách lãnh sự quán Nga tại New York khẳng định đã nói chuyện được với Viktor Bout. Theo ông, nghi phạm cho biết đã chịu nhiều sức ép trong cuộc di chuyển vừa qua và bị các nhân viên Mỹ thuyết phục nhận một số tội, để đổi lại một số lợi ích.
Việc đưa Viktor Bout sang Mỹ xảy ra vào thời điểm không mấy thuận lợi cho quan hệ Nga Mỹ mà Tổng thống Obama đang ra sức hàn gắn và được xem như một thành công lớn của chính quyền Obama. Công việc trước mắt quả là không dễ dàng với ông Obama, với phản ứng mạnh mẽ của Nga sau vụ dẫn độ Viktor Bout, trong khi Tổng thống Mỹ cũng đang cố gắng thúc đẩy Thượng viện Mỹ thông qua hiệp ước giải trừ vũ hạt nhân START, trước cuộc gặp gỡ với Tổng thống nga Medvedev ở Hội nghị Thượng đỉnh Nga-NATO dự kiến vào ngày mai, 20/11.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ Philip Crowley đánh giá là ông không nghĩ việc dẫn độ Viktor Bout có tác động đến quan hệ Mỹ Nga, nhưng giới phân tích chính trị nhận thấy tình hình hiện nay không tốt lành đối với quan hệ hai nước.
Theo Dantri
Ngày 17/11 tại Berlin, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Thomas de Maiziere ra tuyên bố cảnh báo nguy cơ bọn cực đoan Hồi giáo có thể tấn công khủng bố ở Đức vào cuối tháng 11 này.
Phóng viên quay phim người Nhật của hãng Reuters, Hiro Muramoto có thể đã thiệt mạng do trúng đạn của lực lượng an ninh Thái Lan khi đang tác nghiệp tại Bangkok hồi tháng 4.
Iran tuyên bố nước này hôm qua đã bắt đầu cuộc tập trận phòng không lớn nhất từ trước đến nay để kiểm tra khả năng đánh chặn mọi cuộc tấn công đường không mà Mỹ và Israel từng tuyên bố không loại trừ để ngăn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân
Sáng 16/11, một tàu hỏa đi từ thủ đô Dhaka của Bangladesh đã bị trật đường ray ở khu vực Sripur, cách Dhaka 37km về phía Bắc, làm ít nhất 50 hành khách bị thương.
Hãng AFP đưa tin, Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua ngân sách bổ sung trị giá 62 tỷ USD cho tài khóa 2010, tính tới tháng 3-2011, nhằm thúc đẩy kinh tế nước này.
Đêm qua, một tòa nhà ở thủ đô Ấn Độ bất ngờ đổ sập làm 64 người bị chết và 80 người bị thương