Khủng bố vẫn là mối đe dọa và ám ảnh trên thế giới.

Khủng bố vẫn là mối đe dọa và ám ảnh trên thế giới.

Đây là lời khẳng định của Chủ tịch Ủy ban giám sát việc thực hiện Nghị quyết chống khủng bố (số 1373-2001), Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên hợp quốc (LHQ) Ertugrul Apakan trong cuộc họp hôm 15/11.

 

Đại sứ Ertugrul Apakan nhấn mạnh: "Thế giới cần phải cảnh giác và kiên quyết hơn nữa trong việc chống chủ nghĩa khủng bố. Đây phải là vấn đề ưu tiên đối với cộng đồng quốc tế". Trong khi đó, Hội đồng Bảo an LHQ thống nhất quan điểm rằng, các hoạt động khủng bố vẫn đang diễn ra trên toàn cầu và tất cả các nước thành viên LHQ cần phải cùng cam kết phối hợp đấu tranh để đối phó với các mối đe dọa khủng bố.

Đại sứ Ertugrul Apakan cho biết, ủy ban của ông đang xem xét các biện pháp để chống khủng bố hoạt động hiệu quả và tôn trọng quyền con người, quyền tự do cơ bản và trật tự pháp luật. Ủy ban cũng sẽ tiếp tục nhắc nhở các quốc gia về các biện pháp chống khủng bố phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật nhân quyền, tị nạn và nhân đạo quốc tế. Được biết, Nghị quyết 1373 được Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí thông qua sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. 

Trong khuôn khổ cuộc họp lần này, do sự gia tăng ngày càng nhanh của các hoạt động chống phá chính quyền các nước và hoạt động khủng bố trên toàn thế giới, nhóm 3 nước gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã kêu gọi các thành viên của LHQ thông qua một loạt hiệp định bổ sung cho Nghị quyết chống khủng bố 1373 cùng các nghị quyết khác như Nghị quyết 1267, Nghị quyết 1540 và Nghị quyết 1624…

Quan điểm của các nước này là không để cho các hoạt động khủng bố có cơ hội nảy sinh ở bất kỳ đâu trên thế giới. Để đạt được điều này, cần phải có sự phối hợp toàn diện, quốc tế về chống khủng bố trong đó LHQ đóng vai trò trung tâm. Việc truy tìm, truy lùng khủng bố của một nước phải trở thành nhiệm vụ chung trên toàn thế giới và các hành động ủng hộ khủng bố cần bị lên án.

Đại diện phía Trung Quốc còn đề xuất việc tăng cường trao đổi thông tin, sử dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong việc theo dõi và truy tìm các thành viên khủng bố, ngăn chặn các nguồn tài chính ủng hộ những tổ chức khủng bố…

 

                                                          Theo CAND

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục