Ngày 1.12, Giám đốc Ban quản lý quốc gia đền Preah Vihear của Campuchia cho biết, kế hoạch mở cửa biên giới với Thái Lan ở khu vực ngôi đền cổ này sẽ bị hoãn lại thêm 1 tháng nữa.

ss
Ngôi đền cổ Preah Vihear.

Phát biểu với hãng tin Tân hoa xã, ông Hang Soth, Giám đốc ban quản lý quốc gia đền Preah Vihear nói: "Sau cuộc gặp song phương hôm 30.11 giữa các quan chức Thái Lan và Campuchia, phía Thái Lan đã đề nghị Campuchia lùi lại ngày mở cửa biên giới thêm 1 tháng, thay vì ngày 5.12 như dự kiến".

Theo ông Hang Soth, lý do phía Thái Lan đề nghị như vậy là do cả hai bên không đạt được thoả thuận chung về vấn đề phân chia doanh thu vé và việc cho phép người Thái bán hàng tại chợ ngần ngôi đền ở Campuchia.

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva cũng trong ngày hôm nay lên tiếng bác bỏ những thông tin gần đây cho rằng quân đội Thái đã rút quân khỏi khu vực xung quanh ngôi đền cổ để chuẩn bị cho việc mở cửa lại biên giới vào cuối tuần.

Người phát ngôn tạm quyền Panitan Wattanayakorn của chính phủ cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan đã báo cáo trực tiếp với Thủ tướng không có việc quân đội Thái rút quân khỏi khu vực đền cổ. Tuy nhiên, ông Abhisit cho biết phía Campuchia đã cho rút một số quân và đây là một tín hiệu tốt cho cả hai nước.

Đền Preah Vihear nằm trên đỉnh núi ở biên giới Thái Lan - Campuchia và hai nước đều nhận chủ quyền đối với khu vực này.

Năm 1962, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã phán quyết ngôi đền thuộc về Campuchia, nhưng khu vực quanh ngôi đền rộng khoảng 4,6km2 chưa được phân định rõ và trở thành một trong những “điểm nóng” trong quan hệ Campuchia - Thái Lan.

Đường biên giới giữa hai nước tại Preah Vihear đã bị đóng cửa từ tháng 7.2008 khi ngôi đền cổ 900 năm tuổi được công nhận là di sản thế giới khiến Campuchia và Thái Lan đều tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực, dẫn tới xô xát đẫm máu giữa binh sĩ hai bên.

Kể từ đó, khách du lịch chỉ được phép vào thăm quan ngôi đền nằm trên đỉnh núi từ phía Campuchia. Trong khi đó, từ phía Thái Lan mỗi năm cũng có hàng nghìn du khách muốn thăm quan ngôi đền cổ này.

Căng thẳng giữa hai nước láng giềng đã lắng dịu sau 4 cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao và tư lệnh lực lượng vũ trang của hai bên.

                                                                            Theo Báo Laodong

Các tin khác

Cái chai khổng lồ được dựng trên trên bãi biển Cancun ghi hàng chữ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đảng cầm quyền Thái thoát hiểm

Tòa Hiến pháp Thái Lan hôm qua bác bỏ vụ kiện đảng Dân chủ cầm quyền lạm dụng quỹ bầu cử và tuyên bố đơn kiện nộp không đúng quy trình pháp lý, theo AFP.

41 học sinh bị thương trong vụ giẫm đạp tại Trung Quốc

41 học sinh đã bị thương, trong đó 7 em bị thương nặng, trong vụ giẫm đạp xảy ra tại một ngôi trường tiểu học ở Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc hôm nay, hãng thông tấn Xinhua đưa tin.

Mỹ muốn theo dõi quan chức Liên hợp quốc

Trang mạng WikiLeaks ngày 28.11 đã công khai nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ cho nhiều tờ báo hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều thông tin nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phổ biến hạt nhân.

Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt

Sáng 29.11, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã có bài phát biểu về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc phản đối cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn

Trung Quốc hôm nay lên tiếng phản đối cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn dự kiến diễn ra trong 4 ngày, bắt đầu vào chủ nhật này, trên vùng biển Hoàng Hải. Trước đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng phản đối bất kỳ hành động “khiêu khích” nào trên Bán đảo Triều Tiên.

Những bí mật đen tối của Rio Tinto

Nhà máy của Rio Tinto (Pháp) được phép xả bùn đỏ cho đến năm 2015 là phải chấm dứt. Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, dư luận Pháp yêu cầu nhà máy này phải ngưng ngay việc xả thải. Lãnh đạo Rio Tinto luôn lớn tiếng khẳng định mình không hề gây hại môi trường. Thực hư chuyện xảy ra ở Pháp như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục