Thái Lan hôm 7.12 yêu cầu dẫn độ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sau khi ông được mời tới Mỹ để làm chứng cho một tổ chức nhân quyền.
Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra. |
Cựu Thủ tướng Thaksin, người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006, đang sống lưu vong ở nước ngoài để tránh án tù vì tội tham nhũng. Ông đã được sắp xếp để nói chuyện tại Mỹ về một số vấn đề, trong đó có phong trào biểu tình của phe Áo đỏ chống chính phủ tại Bangkok.
Lời mời cựu tỉ phú truyền thông Thaksin được đưa ra sau cuộc chiến pháp lý kéo dài nhằm dẫn độ "thương gia tử thần" người Nga Viktor Bout từ Thái Lan tới Mỹ.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva bác bỏ thông tin cho rằng có một thoả thuận trao đổi Thaksin cho Viktor Bout. Phát ngôn viên chính phủ Thái Lan, ông Panitan Wattanayagorn cho biết, chính quyền Bangkok có quyền hợp phápyêu cầu dẫn độ. "Đây là tiến trình bình thường. Thông thường, các nước sẽ tôn trọng hiệp định dẫn độ nhưng họ có thể có quy trình và yêu cầu riêng". Theo ông Panitan, hiện chưa rõ Thaksin có tới Mỹ hay không.
Neil Simon, phát ngôn viên Ủy ban Helsinki, một tổ chức giám sát nhân quyền của Mỹ, hôm thứ hai xác nhận rằng kế hoạch cho Thaksin đã được sắp xếp vào ngày 16.12 tới. Trong một lá thư gửi cho cựu Thủ tướng, Uỷ ban này cho biết chủ đề về "những cuộc biểu tình gần đây của phe Áo đỏ được đặc biệt được quan tâm".
Theo đó, ông Thaksin sẽ được mời để nói về tình hình nhân quyền tại Thái Lan, trong đó có cả tự do báo chí và tự do ngôn luận. Ông cũng sẽ được yêu cầu nói về những nỗ lực của Chính phủ Thái Lan để dập tắt cuộc nổi dậy ở miền nam đất nước, mà theo các nhà hoạt động tuyên bố đã có 4.400 người thiệt mạng kể từ năm 2004.
Cựu Thủ tướng Thaksin khi còn đương chức đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân nghèo Thái Lan. Hiện, uy tín của ông vẫn còn cao trong số những người thuộc phe Áo đỏ. Hàng chục các cuộc biểu tình lớn nhỏ đã diễn ra ở Bangkok, Chiang Mai mà đỉnh điểm đã dẫn tới cuộc đụng độ đẫm máu giữa những người biểu tình và quân đội hồi tháng 4-5 vừa qua tại thủ đô Bangkok, khiến hơn 90 người chết và gần 1.900 người bị thương.
Ông Thaksin bị chính phủ Thái Lan truy nã về tội lạm dụng quyền lực khi còn là thủ tướng. Ngoài ra ông Thaksin còn đối mặt với một loạt các lệnh bắt giữ, bao gồm cả tội khủng bố - một cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình bạo lực đường phố
Theo Bao LĐ
Ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc gặp nhau tại Washington hôm 6-12 để tìm cách đối phó với Bình Nhưỡng
Theo THX và KBS, ngày 6-12, quân đội Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở ngoài khơi ba bờ biển của bán đảo Triều Tiên. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho biết, cuộc tập trận diễn ra tại 29 điểm, trong đó có đảo Tê-châng - một trong năm hòn đảo gần vùng biển tranh chấp với Triều Tiên, cách đảo Di-ơn-piêng, nơi xảy ra vụ đấu pháo giữa hai miền Triều Tiên, khoảng 80 km về phía tây.
Bình Nhưỡng hôm nay chỉ trích kế hoạch diễn tập của hải quân Hàn Quốc và cho rằng Seoul đang tìm cách gây chiến.
Ngẫu nhiên là khi Hội nghị về biến đổi khí hậu thế giới COP 16 vừa bắt đầu nhóm họp tại Cancun (Mexico) thì một mùa đông lạnh bất thường đã ập đến châu Âu! Những ngày này cả châu Âu chìm trong tuyết và người ta đã ghi nhận 60 trường hợp chết vì lạnh.
Hôm qua, đám cháy lớn bùng lên trên đồng cỏ trong khu vực của người Tây Tạng đã bủa vây những binh sĩ và người dân địa phương đang cố gắng dập lửa, làm 22 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương - báo chí Trung Quốc đưa tin.
Nỗ lực của Nga đưa 3 vệ tinh lên quỹ đạo hôm nay bị thất bại khi tên lửa Proton mang theo những vệ tinh này rơi xuống Thái Bình Dương gần Hawaii, ở khu vực cách Honolulu 1500 km về phía tây bắc.