Nhật ngày 17 đã tiết lộ kế hoạch sửa đổi sâu rộng đối với chính sách quốc phòng, thực thi thái độ linh hoạt hơn và chuyển đổi nguồn lực tập trung của nước này do lo ngại trước việc củng cố quân sự của Trung Quốc và chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Nhật sẽ chuyển đổi sự tập trung nguồn lực vào hải quân và không quân.
Bản Chỉ đạo chương trình Quốc phòng, được nội các của Thủ tướng Nhật Naoto Kan phê chuẩn, đề xuất xem xét ngừng lệnh cấm tự đặt ra của nước này trong suốt nhiều thập niên qua đối với xuất khẩu vũ khí. Động thái này bị đảng nhỏ theo đường lối hòa bình phản đối, nhưng được cho là sẽ mở ra cánh cửa cho hợp tác phát triển quốc tế trong tương lai của Nhật.
Theo Chỉ đạo, Nhật sẽ chi 23,29 nghìn tỷ yên (280 tỷ USD) cho quốc phòng trong vòng 5 năm, bắt đầu từ tháng 4 tới, giảm 3% so với chi tiêu cho giai đoạn 5 năm kết thúc vào tháng 3/2010, do công nợ của nước này đã tăng gấp đôi GDP.
Kế hoạch nhấn mạnh củng cố quốc phòng của Nhật ở phía tây nam, nơi nước này chia sẻ biên giới biển với Trung Quốc, bằng cách tăng cường máy bay chiến đấu trên đảo Okinawa, miền nam đất nước và quân đồn trú trên các hòn đảo nhỏ hơn.
Bản cập nhật chính sách này là bản cập nhật lớn đầu tiên trong vòng 6 năm qua và là lần đầu tiên dưới thời Đảng Dân chủ của Thủ tướng Naoto Kan, đảng đã giành chiến thắng áp đảo lần đầu tiên sau nhiều năm vào năm ngoái.
Trong phản ánh lo ngại về nước láng giềng khổng lồ của mình, Trung Quốc, bản Chỉ đạo mới bày tỏ lo ngại tới việc tăng chi tiêu quốc phòng ngày càng lớn của Trung Quốc, quá trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang diễn ra nhanh chóng, cũng như việc gia tăng các hoạt động hàng hải của nước láng giềng.
“Những động thái này, cộng với việc thiếu minh bạch trong các vấn đề quân sự, an ninh, đã trở thành vấn đề lo ngại cho khu vực cũng như cộng đồng quốc tế”, báo cáo cho biết.
Ngoài ra, tài liệu cũng gọi chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là “nhân tố làm bất ổn nghiêm trọng và hiện hữu đối với an ninh của đất nước chúng ta cũng như khu vực”.
Quan hệ Trung – Nhật đã bị tổn hại nghiêm trọng kể từ tháng 9 vừa qua, khi Nhật bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, tàu đã va chạm với 2 tàu tuần tra Nhật gần dãy đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Sankaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Song chỉ đạo quốc phòng cũng kêu gọi nỗ lực xây dựng mối quan hệ hai bên tốt đẹp hơn trong khi khuyến khích Bắc Kinh hành động với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Thay đổi tập trung nguồn lực vào không, hải quân
Trong nỗ lực nhằm cũng cố khả năng quốc phòng nói chung, trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, Nhật lên kế hoạch sẽ chuyển các nguồn lực sang không quân và hải quân.
Khả năng quân sự của Nhật trước đây thường tập trung ở miền bắc, với một binh đoàn xe tăng lớn, “di sản” của thời Chiến tranh Lạnh, khi họ được triển khai nhằm đối phó với Liên Xô cũ.
Theo chỉ đạo mới, chỉ đạo xuyên suốt 10 năm tới, số lượng xe tăng sẽ được cắt giảm 1/3 xuống 400 xe và số đầu quân chính thức sẽ cắt giảm 1.000, xuống còn 154.000, mặc dù số đầu quân thực tế đã thấp hơn con số chính thức.
Ngược lại, Nhật dự kiến sẽ tăng số lượng tàu ngầm từ 16 lên 22 bằng cách đặt mua thêm các tàu mới và giữ lại số tàu ngầm hiện có hoạt động trong thời gian dài hơn. Trong khi đó, Nhật sẽ củng cố số lượng tàu chiến được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo Aegis từ 4 lên 6.
Một nghiên cứu cũng sẽ được tiến hành nhằm trả lời cho vấn đề cấm xuất khẩu vũ khí có từ nhiều thập kỷ nay. “Đã là một xu thế giữa các nước phát triển, khi củng cố khả năng về thiết bị quân sự và cắt giảm chi phí bằng cách cùng tham gia vào việc phát triển và sản xuất vũ khí của quốc tế”, chỉ đạo cho biết.
“Chúng tôi sẽ xem xét các biện pháp phù hợp với xu thế lớn này”.
Lệnh cấm tự ban hành nhiều thập kỷ nay của Nhật chủ yếu nhằm vào việc xuất khẩu vũ khí và vào phát triển, sản xuất vũ khí với các nước khác không phải là Mỹ, khiến các nhà thầu quân sự của nước này như Mitsubishi Heavy Industries khó “làm ăn”, phải cắt giảm chi phí và “theo đuổi” các công nghệ vũ khí kém tối tân.
Bên cạnh có bước chuyển đổi chiến lược về các nguồn lực quân sự, Nhật cũng đặt mục tiêu củng cố khả năng quân sự bằng củng cố mối quan hệ an ninh bền chặt hơn nữa với đồng minh Mỹ, trong khi cũng củng cố hợp tác với các đối tác khu vực như Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và ASEAN.
“Liên minh Mỹ - Nhật sẽ vẫn không thể thiếu được trong việc đảm bảo hòa bình và an toàn của đất nước chúng ta”, bản chỉ đạo cho hay.
Bản chỉ đạo cho biết thêm, mặc dù vậy, Nhật cũng rất cần phải giảm gánh nặng của cộng đồng trong việc cho Mỹ đặt các căn cứ quân sự tại nước này, bởi người dân thường phàn nàn ở đâu có các căn cứ Mỹ là ở đó cũng đồng nghĩa với tai nạn, tội phạm và ô nhiễm gia tăng.
Mối quan hệ Mỹ - Nhật đã trở lên khó khăn khi đảng Dân chủ lên nắm quyền vào năm ngoái và Thủ tướng Yukio Hatoyama khi đó đã theo đuổi cam kết di dời một căn cứ không quân của lính thủy đánh bộ Mỹ ra khỏi Okinawa, nơi đồn trú gần một nửa trong tổng số 50.000 quân Mỹ tại Nhật.
Song hồi tháng 5 vừa qua Nhật và Mỹ đã nhất trí vẫn theo thỏa thuận đạt được năm 2006, đó là di dời căn cứ tới một khu vực ít dân cư hơn nhưng vẫn ở trên đảo này. Hiện kế hoạch đang đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương.
Theo Dantri
Hàn Quốc sẽ diễn tập bắn đạn thật vào tuần tới ngay tại đảo Yeonpyeong, hòn đảo nằm sát biên giới với Triều Tiên vừa trở thành trận địa pháo sau màn tấn công của Bình Nhưỡng hôm 23.11.
Giáng sinh đã trở nên quá xa xỉ ở tiểu vương quốc Ảrập Abu Dhabi khi một khách sạng sang trọng ngày 15/12 cho “trình làng” cây thông Noel được trang trí bằng vàng bạc châu báu, trị giá hơn 11 triệu USD.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 15-12 đã quyết định bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Iraq được áp dụng dưới thời cựu tổng thống Saddam Hussein.
Chính quyền Úc xác nhận đã cứu sống 42 người tị nạn và ít nhất 27 người đã thiệt mạng trong lúc công tác cứu hộ vẫn còn tiếp tục sau vụ chìm tàu ngoài khơi đảo Christmas hôm 15-12.
Hàn Quốc hôm qua đã tiến hành cuộc huấn luyện quốc phòng dân sự trên toàn quốc mà theo hãng tin Yonhap là để chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Bình Nhưỡng, trong bối cảnh căng thẳng 2 miền tăng cao sau vụ đấu pháo hôm 23/11.