Binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 8.12.

Binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm hôm 8.12.

Triều Tiên bắt đầu trả đũa vụ Hàn Quốc bằng một cuộc chiến tuyên truyền, tấn công "bom" fax ồ ạt, đổ lỗi cho Hàn Quốc gây ra căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

 

Từ đầu tháng này, hàng loạt tờ fax bắt đầu được gửi tới các tổ chức, công ty Hàn Quốc - phó phát ngôn viên Lee Jong-joo của Bộ Thống nhất Hàn quốc cho biết hôm 22.12. Các bản fax này đổ lỗi cho Hàn Quốc gây ra vụ tấn công đạn pháo trên đảo Yeonpyeong hôm 23.11 khiến 2 binh sĩ và 2 dân thường thiệt mạng. "Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công" - một bản fax viết.

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, đã có 15 tổ chức, trong đó bao gồm 2 nhóm tôn giáo, 7 công ty thương mại, 5 tổ chức dân sự và 1 cơ quan báo chí nhận được các bản fax từ Triều Tiên. Theo ông Lee, bản fax đầu tiên được gửi ngày 8.12.

Bộ Thống nhất Hàn Quốc ước tính khoảng 50 tới 80 tổ chức có thể đã nhận được fax, nhưng họ chưa thông báo lại với chính phủ. Hầu hết các tổ chức nhận được fax trước đó đều có liên hệ với phía Triều Tiên thông qua các hoạt động liên Triều hoặc hoạt động kinh doanh.

Tất cả các bản fax đều được viết theo một hình thức giống hệt nhau, trong đó không có bản nào cập nhật tình hình các cuộc tập trận đã và đang diễn ra của Hàn Quốc.

Việc Triều Tiên ồ ạt gửi fax sang Hàn Quốc nằm trong chiến dịch tuyên truyền chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến tuyên truyền diễn ra dưới nhiều hình thức, trong đó bao gồm cả việc Hàn Quốc thắp sáng cây thông Noel. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm Hàn Quốc thắp sáng lại cây thông Noel trên núi Aegibong, bởi trong 7 năm qua Hàn Quốc đã ngừng các chương trình tuyên truyền thường xuyên sang Triều Tiên khi quan hệ giữa hai bên ấm lên.

Trước đó, hồi tháng 3 vừa qua, ngay sau khi tàu chiến Cheonan bị chìm làm 46 thủy thủ thiệt mạng, Seoul đã bắt đầu nối lại cuộc chiến tuyên truyền trên loa phóng thanh với mục tiêu làm cho người dân Triều Tiên quay lưng lại với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Seoul không lắp lại loa phóng thanh ở biên giới vì Bình Nhưỡng đe dọa cho nổ tung hệ thống này.

Trong khi đó các tổ chức phi lợi nhuận tìm cách thả hàng loạt bóng bay có gắn biểu ngữ chống Bình Nhưỡng, mở đài phát thanh trên sóng AM/FM và phát tán các đĩa DVD tin tức.

Seoul cho rằng một trong những vũ khí quan trọng nhất đánh vào chính quyền của Chủ tịch Kim là thông báo cho người dân nước này những thông tin từ thế giới bên ngoài.

 

                                                                           Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một tàu đánh cá đi ngang qua tàu tuần tra Hàn Quốc ngoài khơi đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.

Bãi bỏ tình trạng khẩn cấp ở Bangkok

Chính phủ Thái Lan hôm qua tuyên bố bãi bỏ tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Bangkok và 3 tỉnh lân cận. Theo đó, lực lượng quân sự, vốn được điều động từ tháng 4 trong cuộc đại biểu tình của phe áo đỏ, sẽ không còn xuất hiện trên đường phố từ hôm nay.

Những từ được quan tâm nhất năm 2010

Danh từ austerity (sự khắc khổ) đã được trang web của nhà xuất bản từ điển Mỹ Merriam-Webster xếp đứng đầu trong số 10 từ được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2010 trên từ điển trực tuyến của mình

Động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Nhật Bản

Một trận động đất mạnh 7,4 độ richter sáng sớm nay đã làm rung chuyển khu vực quần đảo trên Thái Bình Dương thuộc phía nam Nhật Bản và dẫn đến cảnh báo sóng thần ở khu vực này.

Nga cảnh báo Mỹ về hiệp ước hạt nhân

Nga hôm qua lên tiếng cảnh báo các nhà lập pháp Mỹ rằng bất kỳ thay đổi nào trong hiệp ước giải giáp vũ khí hạt nhân mới giữa hai nước cũng có thể phá hủy hiệp ước này.

Động đất rung chuyển Iran, hàng trăm người thương vong

Ít nhất 7 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong trận động trận động đất mạnh 6,5 độ richter làm rung chuyển miền đông nam Iran hôm qua, gây hư hại cho các ngôi nhà tại các khu vực núi non xa xôi.

LHQ không đạt đồng thuận về tình hình Triều Tiên

Nga đã tỏ ý lấy làm tiếc về việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đạt được sự đồng thuận nào về tình hình căng thẳng hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên trong cuộc họp khẩn cấp kéo dài 8 tiếng, do Mátxcơva yêu cầu triệu tập, diễn ra hôm 19/12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục