Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, Hàn Quốc đã tiến hành hai cuộc tập trận bắn đạn thật lớn chưa từng có trên biển và trên đất liền. Cả hai địa điểm được lựa chọn để trút đạn thật có vị thế địa chiến lược vô cùng nhạy cảm đối với Bình Nhưỡng - một là đảo Yeongpyeong, nơi vào ngày 23/11 diễn ra sự kiện đấu pháo giữa hai miền và hai là một địa điểm ở Pocheonn có mức độ "khiêu khích" cực nhạy, nơi chỉ cách biên giới khoảng 30km.

 

Trong cả hai cuộc tập trận này chỉ có vài chục khẩu pháo phát hỏa với vài nghìn quả đạn pháo, song đứng đằng sau là một lực lượng quân đội cùng khí tài hiện đại và hùng hậu của hải, lục, không quân Hàn Quốc sẵn sàng lao vào cuộc, khiến cho cuộc biểu dương sức mạnh lần này của Seoul giống như một đòn cân não và thậm chí được xem là cái bẫy để chỉ một trận là "tan tác chim muông" đối với Bình Nhưỡng.

Trước đó, Bình Nhưỡng đã 6 lần liên tiếp cảnh báo về cái gọi là hành động khiêu khích của Seoul và thề sẽ "trả đũa không thương tiếc", thậm chí là phản kích hạt nhân khiến HĐBA LHQ phải họp khẩn cấp để thảo luận tình hình căng thẳng liên Triều. Cuộc họp được tổ chức theo yêu cầu của Nga, sau khi nước này và Trung Quốc bày tỏ quan ngại về việc Hàn Quốc tuyên bố vẫn cứ tiến hành tập trận bắn đạn thật, bất chấp đe dọa của CHDCND Triều Tiên. Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin cho rằng HĐBA LHQ phải gửi "một kêu gọi kiềm chế" đến 2 bên và hỗ trợ thực hiện các hoạt động ngoại giao để giải quyết tranh chấp đang căng hơn dây đàn tại đây.

Nạn nhân của tình hình căng thẳng liên Triều.

Thế nhưng, trái với những điều khiến thế giới "thót tim" chờ đợi, các cuộc tập trận của Hàn Quốc diễn ra suôn sẻ đến bất ngờ… vì hãng thông tấn trung ương KCNA dẫn thông cáo của Quân đội nhân dân CHDCND Triều Tiên cho biết: "Lực lượng vũ trang cách mạng Triều Tiên thấy không nhất thiết phải trả đũa mọi hành động khiêu khích quân sự".

Điều gì đã khiến cho CHDCND Triều Tiên thay đổi lập trường từ đe dọa cứng rắn sang chỉ trích nhẹ trong một sớm một chiều như vậy trước các động thái tập trận ngày càng "cứng" của Hàn Quốc.

Theo báo giới có 4 nguyên nhân.

1- Bình Nhưỡng hiểu được tâm lý của Seoul cần một cuộc bắn đạn thật tại đảo Yeongpyeong để "xả stress" sau khi bị CHDCND Triều Tiên cho "đo ván" - bất ngờ khai hỏa khiến Hàn Quốc đã trở tay không kịp. Trút được cơn giận và "không khí" tại các địa điểm có tính nhạy cảm ngày một cao cũng là cách thách thức: Có giỏi thì đấu trực diễn, còn đánh lén thì "đi đêm lắm có ngày gặp ma";

2- Già néo đứt dây. Đây là điều húy kỵ trong binh pháp, vì vậy Bình Nhưỡng đã thay đổi sách lược để không đẩy tình hình hai miền thêm căng thẳng và không để mất đi nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng cuối cùng từ khu công nghiệp chung Kaesong;

Lực lượng Hàn Quốc tập trận trên đảo Yeonpyeong.

3- Mặt khác, CHDCND Triều Tiên luôn luôn mong muốn có các cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ để chứng tỏ vị thế của mình trước thế giới. Và điều đó được toại nguyện một phần khi Thống đốc bang New Mexico, Bill Richardson - đặc phái viên không chính thức của Mỹ về vấn đề Triều Tiên - đã đặt chân đến Bình Nhưỡng. Tại đây, ông Richardson cho rằng, với những cố gắng mà CHDCND Triều Tiên bày tỏ như cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) quay trở lại cơ sở hạt nhân Yongbyon, và đồng ý thương lượng về việc bán 12.000 thanh nhiên liệu hạt nhân, đồng thời chuyển chúng sang nước khác, trong đó có Hàn Quốc có thể dọn đường cho nối lại đàm phán 6 bên;

4- CHDCND Triều Tiên luôn luôn chứng tỏ mình là người làm chủ thế cờ trên bán đảo Triều Tiên và có khả năng "mặc cả" những gì mình muốn bằng các biện pháp khác nhau.

Trong tương lai, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn là "chuyện dài nhiều tập" nhưng thế giới hy vọng cả hai bên sẽ kiềm chế và tìm giải pháp tháo gỡ để căng thẳng không bị đẩy đến đỉnh điểm.

 

                                                                                    Theo CAND

 

 

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục