“Một sự sụp đổ theo hiệu ứng domino rất có thể sẽ xảy ra với hệ thống ngân hàng và các nền kinh tế châu Âu nếu lãnh đạo EU không có những biện pháp đối phó kịp thời với khủng hoảng nợ”, Citigroup cảnh báo.

 

Trao đổi với tờ Telegraph, Giáo sư Willem Buiter, kinh tế trưởng của Citigroup tỏ ra đặc biệt quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ đang có dấu hiệu ngày một trầm trọng tại châu Âu. Theo giáo sư Buiter, cuộc khủng hoảng này đè nặng áp lực lên hệ thống tài chính tại Cựu lục địa trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các Chính phủ vẫn mải mê “đá bóng trách nhiệm” với nhau.

Lãnh đạo châu Âu vẫn chưa sẵn sàng cùng nhau hành động. Ảnh:
Lãnh đạo châu Âu vẫn chưa sẵn sàng cùng nhau hành động. Ảnh: Spiegel

Cho dù cuộc khủng hoảng đã bắt nguồn từ lâu và lên tới đỉnh điểm trong năm 2010 nhưng tại thời điểm này, các bên liên quan vẫn đang tìm cách đổ trách nhiệm cho nhau trong việc cung cấp tài chính để giải cứu các nền kinh tế Nam Âu và Ireland.

"Châu Âu nhiều khả năng sẽ phải đợi đến tháng 3/2011, khi khối EU nhóm họp để biết chắc các nhà lãnh đảo có cùng hành động hay không. Tuy nhiên, tôi không chắc các ngân hàng và nền kinh tế đang khủng hoảng sẽ ra sao trong thời gian từ nay đến đến đó”, Giáo sư Buiter nhận xét.

Trong khi đó, Mark Schofield, đứng đầu bộ phận nghiên cứu chiến lược lãi suất toàn cầu của Citigroup, cho rằng, Bồ Đào Nha sẽ là nước đầu tiên cần đến sự giúp đỡ từ châu Âu, tiếp đó là Tây Ban Nha. Tổng giá trị 2 gói cứu trợ này ước khoảng ước khoảng 580 triệu USD. Cùng với số tiền được bỏ ra trước đó để cứu Hy Lạp và Ireland, lượng tài chính mà EU cần tới để giải quyết căn bệnh nợ công sẽ là một con số khổng lồ.

"Tái cấu trúc nợ công tại châu Âu là không tránh khỏi. Một vài quốc gia có thể tự xoay sở nhưng phần lớn còn lại thì không. Và nếu các Chính phủ không ra tay kịp thời, nợ công sẽ trở thành một bệnh dịch ở cấp độ toàn châu lục”, Mark Schofield nhận định.

Sự cảnh báo đối với châu Âu không chỉ đến từ phía Citigroup. Mới đây, hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s vừa thông báo sẽ hạ xếp hạng đối với trái phiếu của Bồ Đào Nha xuống 1-2 bậc so với mức A1 hiện nay. Trước đó, Một hãng xếp hạng khác là Fitch Ratings cũng đã tiến hành đặt cảnh báo triển vọng tiêu cực lên mức BBB- đang được áp cho trái phiếu Hy Lạp. Như vậy, người châu Âu vẫn sẽ phải lo về nợ công ngay trong dịp Lễ Giáng sinh và những ngày đầu năm mới.

 

                                                                               Theo VnExpress

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thượng viện Mỹ chuẩn bị phê chuẩn Hiệp ước START mới

Sau thời gian dài tranh cãi tại Thượng viện Mỹ, hôm 21/12, Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START) mới được Mỹ và Nga ký kết hồi đầu tháng 4 đã vượt qua rào cản thủ tục cuối cùng để có thể được thông qua vào ngày 22/12 (theo giờ địa phương

Nhóm vô chính phủ nhận trách nhiệm vụ đánh bom thư ở Rome

Một nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ tại Italia đã nhận trách nhiệm về các vụ bom thư vốn làm 2 người tại đại sứ quán Thụy Sĩ và Chile ở Rome bị thương hôm qua.

Triều Tiên tấn công bằng "bom" fax trả đũa Hàn Quốc

Triều Tiên bắt đầu trả đũa vụ Hàn Quốc bằng một cuộc chiến tuyên truyền, tấn công "bom" fax ồ ạt, đổ lỗi cho Hàn Quốc gây ra căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Hôm nay Hàn Quốc tập trận tổng lực

Hôm nay 23-12, Hàn Quốc tiến hành một cuộc tập trận mới có bắn đạn thật trên bộ, trên không và trên biển được mô tả là “lớn nhất từ trước đến nay”, chỉ vài ngày sau khi kết thúc cuộc tập trận trên đảo Yeonpyeong.

Nga -Triều thảo luận về tình hình bán đảo Triều Tiên

Các nhà ngoại giao Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ngày 21/12 đã gặp nhau tại Mátxcơva để thảo luận về các biện pháp có thể ổn định tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Ấn Độ phóng thử thành công hai tên lửa Prithvi-II

Sáng 22/12, Ấn Độ đã phóng thử thành công liên tiếp trong vòng 1 giờ hai tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn Prithvi-II.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục