Hơn 50% người dân Trung Quốc cho rằng chính phủ cần tăng cường hơn nữa các biện pháp giám sát và quản lý để bảo vệ người dân trước những thực phẩm không an toàn

Kết quả một cuộc khảo sát mới công bố cho thấy gần 70% người dân Trung Quốc không cảm thấy tự tin về vấn đề an toàn thực phẩm của đất nước. Cuộc khảo sát nói trên do tạp chí Insight China và trung tâm Tsinghua Media Survey Lab phối hợp tiến hành, trong đó lấy ý kiến đánh giá của người dân khắp nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở Trung Quốc.

Sản phẩm sữa được kiểm tra tại siêu thị ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: AP

 
Trong số 24 loại thực phẩm được nêu ra trong cuộc khảo sát, như rau, hoa quả, hải sản, dầu ăn, các sản phẩm nước..., người dân Trung Quốc lo ngại nhiều nhất những thực phẩm sấy khô, đồ đóng hộp, thịt tươi và các sản phẩm thịt, mì ăn liền, các sản phẩm sữa. Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng những mối đe dọa hàng đầu đối với an toàn thực phẩm là sản phẩm thịt nhiễm độc, việc lạm dụng chất phụ gia và dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép.
 
Báo China Daily hôm 4-1 cho biết cuộc khảo sát được thực hiện trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực khôi phục lòng tin của công chúng sau một loạt vụ bê bối an toàn thực phẩm, nhất là vụ sữa nhiễm melamine làm 6 trẻ em thiệt mạng trong năm 2008. Nhà chức trách đã áp dụng một loạt biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự tái diễn, như tăng cường ngân sách cho hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm, quyết liệt loại trừ những thực phẩm kém vệ sinh, chất lượng...
 
Dù vậy, hơn 42% người được hỏi cho rằng các biện pháp an toàn thực phẩm hiện nay vẫn chưa đủ mạnh và hiệu quả. Ngoài ra, hơn 50% người cho rằng chính phủ cần tăng cường hơn nữa các biện pháp giám sát và quản lý để bảo vệ người dân trước những thực phẩm không an toàn. Ông Vũ Kinh Thắng, một quan chức Tổng cục Kiểm tra -   Giám sát Chất lượng và Kiểm dịch Trung Quốc, thừa nhận rằng hiện chỉ có 1.100 trong số 2.862 trung tâm kiểm tra chất lượng cấp huyện có khả năng thực hiện các cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm.
 
                                                                              Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục