7 nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có chuyến công du chính thức tới Washington kể từ khi mối quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ được thiết lập vào năm 1979. Nhịp độ của các chuyến viếng thăm này phần nào phản ánh được “nhịp độ” của mối quan hệ giữa hai nước.
Bản thân Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người bàn thảo hàng loạt vấn đề với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong những ngày này tại Washington, đã công du Mỹ vào năm 2006, khi ông Bush là tổng thống Mỹ.
Chuyến công du đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Mỹ là chuyến công du của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào năm 1979. Sau khi hội đàm cùng Tổng thống Jimmy Carter, nhà lãnh đạo đã đặt phát triển kinh tế và công nghệ lên hàng đầu chương trình nghị sự, thăm NASA, Ford và Boeing.
Thủ tướng Triệu Tử Dương là nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp theo công du Mỹ, ký các thỏa thuận công nghệ với Tổng thống Ronald Reagan vào tháng 1/1984. Ông là lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên mặc vest và được biết đã nói nếu ông là người đi đầu thì không ai ở Trung Quốc sẽ e ngại đến chuyện họ chọn mặc gì.
18 tháng sau, Chủ tịch Lý Tiên Niệm tiếp bước ông Triệu Tử Dương, ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ điện hạt nhân với Tổng thống Reagan. Hai nhà lãnh đạo đã gặp vào tháng 4/1984, khi nhà lãnh đạo Mỹ thăm Bắc Kinh.
Nhưng sau đó là một khoảng lặng, khi mối quan hệ giữa hai nước xấu đi vào năm 1989. Và phải đến năm 1997 Chủ tịch Giang Trạch Dân mới có chuyến công du Mỹ. Phát biểu tại Đại học Harvard, ông cho biết: “Trung Quốc muốn hiểu biết thêm về nước Mỹ và ngược lại”.
Hai năm sau là chuyến công du của Thủ tướng Chu Dung Cơ, khi Trung Quốc tìm kiếm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Ông và Tổng thống Bill Clinton khi đó đã ký một tuyên bố chung, với Mỹ cam kết ủng hộ Trung Quốc gia nhập tổ chức này cho đến năm 1999.
Các vấn đề thương mại cũng đã trở thành những vấn đề bàn thảo chính khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo công du Mỹ vào tháng 12/2003. Song vấn đề Đài Loan cũng bào trùm các cuộc thảo luận giữa ông và Tổng thống Mỹ Bush khi đó. Nhà lãnh đạo Mỹ đã thể hiện rõ quan điểm phản đối kế hoạch trưng cầu dân ý của Đài Loan về mối quan hệ với Trung Quốc đại lục.
Theo Dantri
Mạng lưới những người Thái yêu nước (TPN) thuộc Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD), còn gọi là phong trào “áo vàng” ngày 17/1 đã gia tăng sức ép đòi chính phủ Thái Lan có biện pháp cứng rắn buộc Campuchia trả tự do cho bảy công dân Thái bị Campuchia bắt giữ từ ngày 29/12/2010.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra ngày 16 và 17-1 tại đảo Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara (Indonesia), ASEAN đã thúc giục Mỹ và châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Myanmar. Lần đầu tiên đưa ra lời kêu gọi như trên, ASEAN lưu ý rằng lệnh trừng phạt kéo dài hàng thập kỷ đã cản trở sự phát triển của Myanmar.
Ngày 16/1, tức một ngày sau khi tòa án Hiến pháp Tunisia công bố quyết định bãi nhiệm Tổng thống Ben Ali, người đang phải tạm lánh nạn ở Arab Saudi, tình hình chính trị, an ninh ở nước này vẫn đang trong tình trạng báo động.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ được đón tiếp long trọng tại Washington DC bằng lễ đón chính thức và quốc yến tại Nhà Trắng, cùng những nghi thức mà người Mỹ vốn chỉ dành cho bạn bè hoặc đồng minh thân thiết
Sau lần từ chối chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tháng 6/2010, cuối cùng Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt cũng đã có lời mời chính thức ông Robert Gates tới đất Bắc Kinh.
Cuộc sống tại Tunisia đang dần trở lại bình thường sau cơn chính biến, nhưng bạo động vẫn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.