Việc Triều Tiên phải đưa ra lời xin lỗi Hàn Quốc sau vụ chìm tàu Cheonan và vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong không phải là những điều kiện bắt buộc để Seoul đồng ý tái khởi động bàn đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân - các quan chức cấp cao Hàn Quốc khẳng định.


Cuộc hội đàm quân sự vào 11.2 tới đây giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm tháo gỡ những vấn đề then chốt giữa hai bên.
Cuộc hội đàm quân sự vào 11.2 tới đây giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm tháo gỡ những vấn đề then chốt giữa hai bên.

Thay vào đó, Seoul cho biết vấn đề quyết định để đánh giá sự chân thành và nghiêm túc của Bình Nhưỡng trong việc đề xuất đàm phán là ở việc nước này có giải giáp vũ khí hạt nhân và ngừng phát triển chương trình làm giàu uranium hay không.

"Chính quyền Seoul không thay đổi lập trường trong vấn đề các cuộc gặp gỡ để đàm phán, trong đó có cuộc đàm phán 6 bên với Triều Tiên bất kể Triều Tiên có xin lỗi sau vụ chìm tàu Cheonan hay không", tờ JoongAng Daily dẫn lời một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho hay.

Trước đó, Hàn Quốc vẫn cho biết chỉ chấp nhận đề xuất gặp gỡ nếu Triều Tiên chấp nhận xin lỗi hay chí ít đưa ra lời nhận trách nhiệm sau vụ chìm tàu Cheonan và
vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong năm 2010.

Tuy nhiên, Triều Tiên một mực bác bỏ việc nhận trách nhiệm trong vụ chìm tàu Cheonan làm 46 thủy thủ thiệt mạng và khẳng định chính Hàn Quốc khiêu khích và gây chiến dẫn đến vụ giao tranh đạn pháo hôm 23.11 năm ngoái.

Hiện giới phân tích cho biết, rất ít khả năng Triều Tiên sẽ thay đổi quan điểm bất chấp nước này muốn đề xuất đàm phán.

Về phần mình, Seoul đề xuất hội đàm quân sự sơ bộ với Triều Tiên vào ngày 11.2 để thảo luận về các cuộc tấn công dẫn tới những căng thẳng gia tăng trong vài năm qua trên bán đảo Triều Tiên. Cả hai bên hiện đã đồng ý hội đàm cấp cao, nhiều khả năng là ở cấp bộ trưởng.

Trong khi đó, Mỹ bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc Triều Tiên phải có hành động giải giáp vũ khí hạt nhân trước khi muốn trở lại bàn đàm phán 6 bên và tìm kiếm các giải pháp trao đổi viện trợ cho Bình Nhưỡng.

 

                                                                          Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục