Trong khi cả thế giới hoang mang, lo ngại tình huống xấu nhất xảy ra đối với những nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sau trận động đất kinh hoàng ngày 11-3 thì truyền thông trong nước đã lên tiếng chỉ trích chính phủ khi thông tin sự cố ở các lò phản ứng quá chậm.

 

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano và Giám đốc Cơ quan An toàn công nghiệp và hạt nhân Nhật Bản, ông Bannai trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP đều cho biết: “Chúng tôi đã thấy trước khả năng lõi lò phản ứng hạt nhân tan chảy. Tại thời điểm này, chúng tôi chưa thể xác nhận về tình trạng này, nhưng khả năng thì hoàn toàn có thể”.

Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nước biển cùng với hóa chất có tác dụng kìm hãm phản ứng hạt nhân dây chuyền tiến triển tiếp tục được bơm vào khoang áp lực xung quanh lò phản ứng để làm lạnh các thanh nhiên liệu. Các chuyên gia hạt nhân của Mỹ cho rằng tình trạng này khiến họ liên tưởng đến khả năng xảy ra thảm họa tương tự vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (Ukraine).

Tập đoàn Điện lực lớn nhất Nhật Bản Tokyo Electric Power Co (TEPCO) cho biết, các lò phản ứng số 1, 2, 3 nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 cùng các lò phản ứng số 1, 2, 4 nhà máy điện hạt nhân Fukushima-2 đã mất chức năng làm mát. Vì thế, các lò phản ứng này đang trong quá trình tỏa hơi nước mang theo chất phóng xạ để làm giảm áp lực tại lò.

TEPCO cũng cho biết, mức phóng xạ tại lò số 1 của nhà máy Fukushima-1 đã vượt quá mức an toàn cho phép.

Theo Kyodo News một quan chức của Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản ngày 13-3 cho biết, đã có 22 người bị phơi nhiễm phóng xạ từ sự cố nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ đang di tản khẩn cấp 160 người (trong đó có 60 người cao tuổi) ra khỏi thị trấn Futaba và theo đánh giá, những người này có khả năng bị phơi nhiễm chất phóng xạ.

Tính đến nay, Chính phủ đã ra lệnh di tản tổng cộng 210.000 người trong phạm vi bán kính 20km của 2 nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima (đưa tổng số người được di tản trong vụ thảm họa lên 590.000 người) đến nơi an toàn. 

 

                                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục