Các quan chức Nhật Bản hôm nay 12.3 vừa cảnh báo khả năng rò rỉ phóng xạ từ hai nhà máy điện hạt nhân sau trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra hôm qua.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có thể nổ tung nếu hệ thống làm mát không được khôi phục. Ảnh: Mail. |
Chính phủ Nhật Bản hôm 11.3 tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (cách thủ đô Tokyo 250km), sau khi hệ thống làm lạnh của một lò phản ứng bị hỏng. Chính phủ ra lệnh cho 3 nghìn người dân sống cách nhà máy trong vòng bán kính 10km phải sơ tán.
Sáng sớm nay 12.3, tình trạng khẩn cấp lại tiếp tục được ban bố tại nhà máy điện thứ hai - Daini, cũng vì hỏng hệ thống làm lạnh. Một quan chức của Bộ Thương mại cho hay Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã mất kiểm soát tại một số lò phản ứng và họ xem xét khả năng giải phóng áp lực tại một nhà máy.
"Hiểm họa thực sự rình rập", ông Robert Alvarez - học giả của Viện Nghiên cứu Chính sách ở Washington, cựu cố vấn chính sách cao cấp cho Bộ trưởng Bộ Năng lượng dưới thời chính quyền Bill Clinton - nói.
Khi động đất xảy ra, 11 nhà máy điện hạt nhân tự động ngừng hoạt động, nhưng các vật liệu phóng xạ tiếp tục bị hư hỏng và tạo ra nhiệt. Trong khi đó, hệ thống làm mát của lò phản ứng dựa vào máy bơm điện để đẩy nước lưu thông xung quanh lõi hạt nhân, được thiết kế để ngăn ngừa sự tích nhiệt và áp suất cao, đã bị hỏng.
Trận động đất xảy ra ở Fukushima gây mất điện và hỏng máy phát điện diesel dự phòng của nhà máy điện hạt nhân, buộc các máy bơm phải hoạt động bằng pin. Song, công nhân không thể khôi phục lại toàn bộ hệ thống.
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết áp suất bên trong lò phản ứng đã tăng lên bất thường. Mức phóng xạ tăng quá 1 nghìn lần so với mức cho phép.
Chính phủ Nhật Bản cho hay sẽ buộc phải xả hơi nước tại các lò phản ứng để giảm áp lực và tránh thảm họa.
Tuy nhiên, Tổng thư ký nội các Yukio Edano nói rằng lượng phóng xạ rò rỉ từ lò hơi sẽ là "rất nhỏ", không gây hại cho người hoặc môi trường. "Với sự sơ tán người dân và bốn bề gió biển, chúng ta có thể đảm bảo an toàn", ông này phát biểu tại một cuộc họp báo vào sáng sớm nay.
Hệ thống thông gió có thể làm giảm bớt áp suất và giúp công nhân thêm thời gian khôi phục lại hệ thống làm mát khẩn cấp. Các công nhân có từ 12-24 giờ, ông Alvarez nói.
Nếu hệ thống làm mát không được khôi phục nhanh chóng, các lõi hạt nhân có thể trở nên quá nóng khiến nước sôi và lộ cốt lõi không khí. Các thiết bị bên trong lõi sẽ bắt lửa, làm lõi hạt nhân tan chảy và năng lượng phóng xạ phát ra quanh các vòm bê tông bao quanh lò phản ứng.
"Có rào cản nào ngăn nổi?", ông Alvarez nói. "Điều đó thực sự nguy hiểm. Điều tốt nhất lúc đó bạn có thể làm chỉ là... chờ đợi".
Nếu công nhân thiết lập lại được nguồn cung cấp điện ổn định và khôi phục hệ thống làm mát, "chúng ta đều thở phào nhẹ nhõm", Alvarez nói thêm.
Nhưng thời gian qua đi, tin tức từ các nhà máy điện ngày càng tệ hơn. Chính phủ Nhật Bản kêu gọi công chúng bình tĩnh.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã gửi quân tinh nhuệ đến để sẵn sàng đối phó với khả năng nhà máy rò rỉ gây bức xạ nghiêm trọng,
Được biết, năng lượng ở đất nước này hầu hết đều từ nhiên liệu hạt nhân.
Theo Báo Laodong
Nhóm quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên minh châu Âu đang nhóm họp tại Brussels, cùng bàn về kế hoạch thiết lập một vùng cấm bay tại Lybia trong bối cảnh giao tranh tại nước này ngày càng nghiêm trọng.
Làn sóng biểu tình tại các nước Bắc Phi đang lan sang các nước vùng Vịnh giàu dầu mỏ, trong đó có các nước đang là đồng minh thân cận của Mỹ như Kuwait, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) hay Bahrain... Diễn biến bất ngờ nhất là người dân các nước này yêu cầu Mỹ gây áp lực với các chính phủ mà Mỹ bảo trợ để họ thực hiện cải cách.
Sáng nay, trận động đất mạnh 7,2 độ Richter ngoài khơi bờ biển Nhật Bản đã khiến các toà nhà ở thủ đô Tokyo rung chuyển, đồng thời chính quyền phát cảnh báo sóng thần.
Các chuyên gia nhận định rằng, nếu nước ngoài định thiết lập vùng cấm bay ở Libya thì lực lượng trực thăng của ông Moammar Gaddafi là một thách thức lớn
Giá dầu và thép tăng tại Nga, quy định tiết lộ tài sản trung thực hơn tại Brazil và các nền kinh tế đang bùng nổ tại Trung Quốc và Ấn Độ đã làm tăng vọt số lượng các tỷ phú trong khối BRIC.
Anh và Pháp đang soạn thảo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về đặt Libya vào vùng cấm bay và đề xuất này sẽ được các bộ trưởng quốc phòng NATO tranh luận vào ngày mai.