Ảnh vệ tinh chụp nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại
Sáng nay (15.3), vụ nổ thứ 3 trong vòng 4 ngày qua lại xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ở đông bắc Nhật Bản.
Đại diện Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản cho biết, đã nghe thấy tiếng nổ tại lò phản ứng số 2 vào khoảng 6h10' sáng, giờ địa phương. Theo Công ty Điện lực Tokyo, đơn vị sở hữu nhà máy này, tiếng nổ phát ra gần bể nén, ở vỏ bên ngoài chứa lò phản ứng. Bể này sau đó được phát hiện có lỗi.
"Hôm nay, Công ty Điện lực Tokyo đã thông báo về một vụ nổ tại lò phản ứng số 2 ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1" - quan chức chính phủ phát biểu với báo giới.
Theo quan chức này, vỏ chứa lò phản ứng dường như bị hư hại, làm tăng nguy cơ rò rỉ bức xạ xung quanh khu vực nhà máy.
Công ty Điện lực Tokyo cho biết, một số nhân viên nhà máy điện đã được tạm thời sơ tán sau vụ nổ sáng hôm nay.
Trước đó, trưa hôm qua, vụ nổ thứ 2 đã xảy ra tại lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano xác nhận có vụ nổ này. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho hay vỏ chứa lò phản ứng không bị hư hại sau vụ nổ và ít có khả năng chất phóng xạ bị rò rỉ ra ngoài.
Theo các nhà khoa học quốc tế, đây là những vụ nổ gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng bác bỏ thông tin cho rằng mức độ của nó giống như thảm hoạ hạt nhân năm 1986 ở Chernobyl. Chính quyền Nhật Bản đang cố gắng bơm nước biển làm mát các lò phản ứng, đồng thời khuyến cáo người dân đi sơ tán, ở trong nhà để tránh phơi nhiễm.
Những vụ tai nạn nói trên đã làm bị thương 15 nhân viên và binh sĩ quân đội, khiến 190 người nhiễm bức xạ. Trong lúc đó, chính phủ Nhật Bản đang gồng mình để khắc phục hậu quả của trận động đất, sóng thần khủng khiếp, thảm hoạ khiến số người chết có thể vượt qua 10.000 người.
Hôm qua, đội cứu hộ đã tìm được 2.000 thi thể trên bờ biển ở Miyagi. Hàng triệu người dân đang sống trong cảnh thiếu điện, nước, nhiên liệu và thực phẩm. Hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, vài thành phố bị sóng thần xoá sổ. Theo Văn phòng của LHQ về điều phối các hoạt động nhân đạo, ít nhất 1,4 triệu người tạm thời không có nước, hơn 500 nghìn người sống tạm ở nơi sơ tán.
Theo Bao LĐ
Trong khi cả thế giới hoang mang, lo ngại tình huống xấu nhất xảy ra đối với những nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản sau trận động đất kinh hoàng ngày 11-3 thì truyền thông trong nước đã lên tiếng chỉ trích chính phủ khi thông tin sự cố ở các lò phản ứng quá chậm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ PJ Crowley vừa tuyên bố từ chức sau khi gọi thái độ đối xử đối tượng bị cáo buộc để rò rỉ những thông tin mật cho trang mạng Wikileaks là “ngu ngốc”.
Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 13-3, tại Ðại lễ đường nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Kỳ họp thứ tư Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc Trung Quốc (Chính Hiệp) khóa XI đã họp phiên bế mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Chính Hiệp Giả Khánh Lâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào, Chủ tịch QH Ngô Bang Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và các nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Trung Quốc cùng hơn 2.200 đại biểu đã tham dự lễ bế mạc.
Nồng độ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân vừa bị nổ ở tỉnh Fukushima của Nhật lại tăng vọt lên trên mức cho phép. Thủ tướng Nhật bình luận rằng trạng thái của nó là đáng "báo động".
Quân đội của lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi hôm qua giành lại quyền kiểm soát thành phố dầu mỏ Ras Lanuf, vốn là cứ điểm quan trọng của phe nổi dậy, theo Le Monde. Tuy nhiên, đụng độ vẫn tiếp tục diễn ra vì nhiều nhóm quân nổi dậy vẫn còn cầm cự tại thành phố này. Ras Lanuf và thành phố Brega lân cận là nơi cung cấp khí đốt chính cho các nhà máy điện miền đông Libya. Một khi quân chính phủ kiểm soát được cả hai nơi này, các thành phố phía đông nằm trong tay phe nổi dậy có thể bị cắt điện hoàn toàn.
Hai quả bom nhỏ phát nổ tại Mátxcơva hôm qua gần tòa nhà của Sở An ninh Liên bang FSB, gây thiệt hại nhỏ nhưng không có ai bị thương. Đây là vụ nổ thứ hai kiểu này trong vài ngày qua.