Syria vẫn tăng quân tại thành phố điểm nóng Daraa

Syria vẫn tăng quân tại thành phố điểm nóng Daraa

Hội đồng Bảo an đã không đạt được nhất trí trong việc lên án Syria “đàn áp phong trào phản kháng” theo đề xuất của nhóm các nước châu Âu. Cùng lúc, biểu tình đẫm máu tiếp diễn tại Yemen, trong khi có tin về “những chia rẽ” trong nội bộ lãnh đạo Libya.

 

Áp lực ngoại giao quốc tế đang ngày càng gia tăng đối với Syria giữa lúc tin tức cho hay thêm nhiều xe tăng của quân đội và binh sĩ đang được tăng cường để ngăn chặn một cuộc biểu tình chống chính phủ dữ dội.

Syria vẫn tăng quân tại thành phố điểm nóng Daraa, giữa lúc thế giới lên án hành động đàn áp của chính phủ đối với các vụ chống đối đang lan rộng. Người ta nghe được tiếng súng vang lên từng chập.

Các nhóm nhân quyền nói rằng hơn 30 người đã thiệt mạng kể từ lúc cuộc đàn áp bắt đầu tại Daraa hôm đầu tuần. Đài truyền hình chính phủ Syria tiếp tục khẳng định “những băng đảng vũ trang” đã gây ra bạo động và tấn công lực lượng an ninh.

Hơn 400 người đã bị thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ nổ ra hồi tháng trước.

Trong khi đó, văn bản đang được đưa ra để nhận các ý kiến đóng góp tại LHQ chỉ là một tuyên bố lên án sự đàn áp của chính quyền Syria, hoàn toàn không có vấn đề trừng phạt hay can thiệp quốc tế. Theo Đại sứ Syria Bashar Jaafari, đề xuất của các nước châu Âu đưa ra một tuyên bố như vậy dựa trên các thông tin sai lạc.

Nga vẫn còn lưỡng lự với việc lên án Syria, trong khi Liban, thành viên duy nhất của Khối các nước Ảrập tại Hội đồng Bảo an, có thể bác bỏ mọi quyết định chống lại nước láng giềng. Syria là đồng minh của phong trào Hezbollah Liban và giới chức ngoại giao Liban sợ rằng, việc làm bất ổn định chế độ Damas có thể sẽ mang lại những hệ quả tiêu cực cho Liban.

Hội đồng nhân quyền LHQ sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt ngày 29/4. Ngày mai, Liên minh châu Âu cũng sẽ họp để thảo luận về các biện pháp trừng phạt đối với Syria. Hôm qua, Pháp, Italia, Anh và Đức đã triệu đại sứ Syria lên để trao quyết định phản đối bạo lực ở nước này. Trước đó, Tổng thư ký LHQ đề nghị tiến hành một điều tra độc lập về cái chết của những người biểu tình.

Theo giới phân tích, hiện nay, sự sống còn của chính quyền Tổng thống Assad chưa bị lâm nguy vì tình hình tại hai thành phố lớn là Aleppo và Damascus nói chung vẫn yên tĩnh. Tuy nhiên, chính quyền sẽ “khó lòng đè bẹp một cuộc nổi dậy”, nếu nó lan tràn tới hai thành phố chính này.

Tại Yemen, hôm qua, các vụ đụng độ đẫm máu đã nổ ra giữa lực lượng an ninh Yemen và người biểu tình làm ít nhất 11 người thiệt mạng, giữa lúc hàng ngàn nhà hoạt động chống chính phủ tuần hành phản đối một thỏa thuận chuyển tiếp có thể được quyết định vào Chủ nhật tới.

Các nguồn tin y tế cho hay, 8 người thiệt mạng ở thủ đô Sana’a. Tại Aden ở miền nam, hai binh sĩ Yemen và một người biểu tình thiệt mạng khi lực lượng an ninh tìm cách giải tán một cuộc biểu tình.

Những người được chứng kiến cho biết lực lượng an ninh đối đầu với người biểu tình đã phong tỏa một con đường nhằm thực hiện một cuộc tổng đình công để đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh ra đi ngay tức khắc.

Người biểu tình cũng xuống đường ở nhiều nơi khác trên khắp Yemen, bất chấp một thỏa thuận do các quốc gia Vịnh Arập làm trung gian trong đó kêu gọi ông Saleh từ bỏ quyền lực. Một số người biểu tình nói rằng họ phản đối thỏa thuận này bởi vì nó cho tổng thống Yemen một tháng để từ chức và cho phép ông Saleh và gia đình ông được miễn tố.

Liên quan tình hình Libya, ông Gene Cretz, cựu đại sứ Mỹ tại Libya, nói các nhân vật chính trong chính phủ Libya đang muốn tách khỏi nhà lãnh đạo Gadhafi, và họ chỉ ở lại Tripoli vì “sợ hãi.” Nhà ngoại giao này cũng tin rằng khắp Libya, kể cả trong khu vực do chính quyền kiểm soát, đều đồng thuận là ông Gadhafi cần ra đi.

Ông Cretz khẳng định Gadhafi vẫn còn một số người trung thành, chí cốt, trong đó có bà con, đơn vị trưởng quân đội, an ninh; vì những người này không còn lựa chọn nào khác.

Ông cho biết thái độ của Mỹ và các cuộc không tập của NATO trong những ngày qua một phần là nhằm khuyến khích các phần tử chí cốt này từ bỏ thái độ ngập ngừng.

Hôm qua, có tin một tàu cứu trợ quốc tế đã neo tại cảng do phe nổi dậy kiểm soát ở thành phố Misrata sau các cuộc oanh kích của NATO giúp chấm dứt vụ pháo kích của các lực lượng thân chính phủ.

Tổ chức Di dân Quốc tế nói rằng các nhân viên cứu trợ bắt đầu công tác cứu giúp những người tị nạn tại cảng bị bao vây ở miền tây, và bắt đầu bốc dỡ vật phẩm cứu trợ nhân đạo xuống sau khi chiếc tàu cập vào Misrata ngày hôm nay.

Những vụ pháo kích với cường độ cao do các lực lượng thân Gadhafi thực hiện khiến chiếc tàu không cập vào cảng được một ngày trước đó.
 
 
 
                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Y-ê-men ký hiệp ước hòa bình

Hãng tin AP cho biết, Chính phủ Y-ê-men và phe đối lập tại nước này ngày 26-4 khẳng định sẽ cùng ký hiệp ước hòa bình, theo bản kế hoạch sửa đổi do Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đề xuất.

Thái và Campuchia nhất trí đàm phán ngừng bắn

Thông cáo báo chí từ Bộ Quốc phòng Campuchia ngày 26/4 cho biết, Thái Lan và Campuchia đã nhất trí tiến hành đàm phán về một lệnh ngừng bắn nhằm chấm dứt xung đột vũ trang tại biên giới hai nước kéo dài suốt 5 ngày qua.

NATO có thể sẽ ám sát Tổng thống Libya Gadhafi

Tờ Telegraph số ra ngày 25/4 đưa tin, giới chức phương Tây đang kêu gọi NATO sớm thông qua kế hoạch ám sát Tổng thống Libya Moammar Gadhafi nhằm nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến ở quốc gia Bắc Phi này.

25 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl - Bài học vẫn mới

Ngày 26-4, các hoạt động tưởng niệm 25 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl bắt đầu diễn ra tại Ukraine và Nga, trong bối cảnh cả thế giới đang lo ngại về an toàn hạt nhân sau sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện Fukushima 1, Nhật Bản.

Phát hiện tượng khổng lồ của pharaông quyền lực

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một trong những bức tượng lớn nhất từ trước tới nay của một pharaông Ai Cập cổ đại quyền lực tại ngôi đền lễ tang của ông ở thành phố Luxor, miền nam Ai Cập.

Pháp, Ý họp bàn về dân nhập cư

Hôm 26-4, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy có cuộc gặp với Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi ở Rome bàn về vấn đề người nhập cư từ Bắc Phi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục