Biểu tình tại Tây Ban Nha phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ.
Hàng chục ngàn người tại 50 thành phố của Tây Ban Nha ngày 15-5 đã xuống đường phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ nước này trong bối cảnh nhiều khả năng Madrid sẽ cầu cứu EU như các nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha.
Người dân Tây Ban Nha muốn thay đổi
Theo AFP, những người biểu tình chống các biện pháp khắc khổ của chính phủ và lên án vai trò của các ngân hàng và các đảng phái chính trị đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tại nước này. Cuộc biểu tình được 2 nhóm hoạt động tổ chức với khẩu hiệu: “Chúng tôi không phải là món hàng trong tay các nhà chính trị và các ông chủ ngân hàng”.
Tại Madrid, những người biểu tình tuần hành từ quảng trường Cibeles tới tòa thị sảnh Puerta del Sol, nhiều người mặc áo thun màu vàng do nhóm “Thanh niên không tương lai” phân phát. Đây là tổ chức vừa thành lập tại Đại học Madrid đầu tháng 4 nhằm điều phối các cuộc biểu tình.
Anh Ines Bajo, 24 tuổi, đang thất nghiệp, nói: “Chúng tôi thất nghiệp, lương thấp, hợp đồng phụ trong những công việc bấp bênh; chúng tôi muốn thay đổi vì tương lai của thanh niên Tây Ban Nha”.
Chị Cristina Corbera, 25 tuổi, cũng sống tại Madrid nói: “Tôi có nhiều bằng cấp, nói được nhiều ngôn ngữ nhưng vẫn phải nhận đồng lương còm cõi”. Chị cho biết đã tìm việc trong hơn một năm nhưng mới có việc cách đây 2 tháng. Ngoài Madrid, các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại các thành phố Barcelona, Valencia, Seville, Bilbao và Zaragoza.
Biểu tình tại Tây Ban Nha phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ. |
Tây Ban Nha hiện có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất khu vực đồng euro với 21,3%, tương đương 4,9 triệu người thất nghiệp và nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,3% trong quý 1 năm nay. Chính phủ Tây Ban Nha dự báo mức tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2011 sẽ đạt 1,3%, tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng dự báo này quá lạc quan.
Tháng 5-2010, Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua gói các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm chi tiêu 15 tỷ EUR (18,4 tỷ USD) trong vòng 2 năm bằng cách phong tỏa lương hưu và giảm lương của giới công chức.
Đây là một phần trong chương trình khắc khổ với mục tiêu tiết kiệm 50 tỷ EUR, được Tây Ban Nha công bố hồi tháng 1-2010, để có thể đưa mức thâm hụt ngân sách từ 11,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2009 xuống mức trần giới hạn 3% GDP (theo quy định của EU) vào năm 2013.
Khủng hoảng lòng tin
Ngoài thâm hụt ngân sách, Tây Ban Nha cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn: thị trường lao động khó khăn, bong bóng bất động sản có nguy cơ nổ tung, nợ nước ngoài và khu vực tư nhân quá cao, hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh yếu kém, đặc biệt ngân hàng luôn ở trong tình trạng khan hiếm tiền mặt...
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi Tây Ban Nha khẩn trương giảm thâm hụt ngân sách, cải cách hệ thống ngân hàng và thị trường lao động nếu không muốn đi theo vết xe đổ của Hy Lạp.
Tây Ban Nha là nước mới nhất trong EU đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Hy Lạp đã được cứu trợ một lần nay đang muốn xin cứu trợ lần hai và Bồ Đào Nha cũng chuẩn bị tiếp nhận 78 tỷ EUR (104 tỷ USD) vay trọn gói để cứu nền kinh tế nước này.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF sau khi rót 30 tỷ EUR trong số 110 tỷ EUR cứu trợ Hy Lạp, đã yêu cầu EU phải có chiến lược mới với Hy Lạp vì nước này đang lún sâu thêm vào khủng hoảng. IMF đe dọa sẽ không cho vay thêm nếu Hy Lạp không có khả năng trả nợ.
Trong khi đó, theo tờ Sydney Morning Herald (Australia), các nước lớn trong EU từng có những cuộc họp bí mật bàn về những chính sách tiền tệ trong khu vực đồng euro, trong đó có cuộc gặp giữa bộ trưởng tài chính các nước Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha tại Chateau de Senningen, Luxembourg hôm 6-5 với sự tham dự của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Jean-Claude Trichet, Thủ tướng Luxembour Jean-Claude Juncker và Ủy viên EU phụ trách tiền tệ Olli Rehn.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papaconstantinou đã được triệu tập tới cuộc họp này để giải thích vì sao nước này chậm thực hiện các biện pháp khắc khổ và đẩy nhanh tư nhân hóa các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của nhà nước sau khi có tin đồn Athens có thể sẽ rời khỏi khu vực đồng euro. Ông Juncker đã bác bỏ thông tin này. Thế nhưng các thành viên của EU vẫn tỏ ra hoài nghi về ECB.
Nghị sĩ đảng cầm quyền Dân chủ Thiên Chúa giáo của Đức, ông Krichbaum cho rằng những chính sách thiếu minh bạch trong chính sách cứu trợ và các cuộc họp bí mật đe dọa phá hủy đồng euro. Các nước nhỏ hơn trong EU cũng tỏ ra bất bình khi họ không được biết đến các chính sách tiền tệ liên quan trực tiếp tới họ.
Theo SGGP
Một tin “động trời” đã được Đài VOA - tự mô tả là “một nguồn tin tức và thông tin đáng tin cậy từ năm 1942” - loan đi hôm 14-5, theo đó “vai trò chỉ huy hành quân của Bin Laden nay đang được tranh cãi”.
Đài truyền hình Libya hôm qua đã cho phát đoạn băng ghi âm trong đó nhà lãnh đạo Gadhafi chế nhạo NATO là kẻ tham chiến hèn nhát và ông ở một nơi mà NATO không bao giờ có thể tìm ra.
Ngày 13/5, cảnh sát Philippines đã bắt giữ hai nghi can liên quan đến vụ bắt cóc 15 người ở miền Nam nước này hồi đầu tháng 4 vừa qua.
Nhật ký của trùm khủng bố có đoạn viết: "Đừng hạn chế việc chỉ tấn công mỗi New York. Hãy xem xét các mục tiêu khác như Los Angeles hoặc các thành phố rộng hơn. Cần phải mở rộng phạm vi các mục tiêu tấn công". Y cũng kêu gọi các thủ lĩnh khác của Al-Qaeda khuyến khích thành viên của nhóm mình sát hại nhiều người Mỹ trong các cuộc tấn công riêng lẻ kiểu này.
Một vụ đánh bom tự sát kép tại cổng chính của trung tâm huấn luyện dân quân ở thị trấn Shabqadar, Tây Bắc Pakistan, cách thủ đô Islamabad 135 km, khiến ít nhất 80 người thiệt mạng và 140 người bị thương hôm 13-5.
Tân Hoa xã ngày 13-5 đưa tin, cảnh sát Trung Quốc đã đập tan một đường dây buôn bán trẻ em, bắt giữ 40 người và cứu được 22 em bé. Cuộc bố ráp được tiến hành từ ngày 11-5 với sự tham gia của hơn 200 cảnh sát tại các tỉnh Vân Nam và Phúc Kiến.