Ngày 6/6, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á-Âu lần thứ 10 (FMM-10) đã chính thức khai mạc tại Godollo, gần thủ đô Budapest của Hungary. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những diễn tiến khá phức tạp, hội nghị là cơ hội để các nước phát triển và những quốc gia đang phát triển bàn thảo về những thách thức mới cũng như giải pháp cải tổ những thể chế tài chính quốc tế như IMF nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế thế giới sau cơn khủng hoảng tài chính từ năm 2008.
Tin từ tờ Nhân dân nhật báo cho hay, ngay sau phát biểu khai mạc của Thủ tướng nước chủ nhà Viktor Orban, đại biểu các quốc gia đã có những bài tham luận về các vấn đề đang nổi trên thế giới. Cao ủy đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton cho rằng, Hội nghị lần này sẽ phản ảnh những hợp tác giữa EU và châu Á vì lợi ích chung, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩnbị kỷ niệm 15 năm hình thành và phát triển ASEM. Cũng theo bà Catherine Ashton, đây sẽ là lần đầu tiên các đại biểu ASEM bàn thảo về những thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, đấu tranh chống cướp biển. Bà Catherine Ashton nói: "Mỗi quốc gia không thể tự giải quyết được những vấn đề này mà chúng ta cần phải có sự hợp tác, làm việc chung". Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Matsumuto Takeaki cho rằng, các nước trong khối ASEM cũng cần phải chú trọng đến vấn đề chống khủng bố, ứng phó với thiên tai, an toàn năng lượng hạt nhân và chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Đại diện cho Ấn Độ, Bộ trưởng ngoại giao S.M.Krishna lại đề xuất phải cải tổ hệ thống quản lý trong Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhất là trong bối cảnh đang có cuộc chạy đua vào vị trí Tổng Giám đốc của cơ quan này.
Ngoại trưởng các nước thuộc ASEM chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị hôm 6/6.
Quan điểm của Ấn Độ là muốn giải quyết hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới hiện nay, các nước cần phải có sự nhất trí cao trong việc cải tổ IMF và Ngân hàng thế giới (WB)... Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng mang tính chiến lược của sự hợp tác giữa EU và châu Á trong việc định hình hệ thống chính trị thế giới cũng như việc xây dựng cơ chế đa phương trên các diễn đàn quốc tế.
Dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã có bài phát biểu nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị đối với cục diện quốc tế và hợp tác ASEM. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, trải qua 15 năm kể từ khi hình thành và phát triển, ASEM đã có những bước trưởng thành vượt bậc, thực sự trở thành cầu nối quan trọng và không thể thay thế trong quan hệ đối tác Á-Âu, ngày càng chứng tỏ tính hấp dẫn và sức sống mạnh mẽ.
Với những kết quả đạt được tại Hội nghị FMM- 9 tại Hà Nội và Cấp cao ASEM 8, "đại gia đình" ASEM đã có thêm ba thành viên mới là Nga, Australia và New Zealand. ASEM hiện đại diện cho khoảng 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% GDP toàn cầu. Ba trụ cột hợp tác của ASEM tiếp tục được tăng cường và mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, thiết thực và Diễn đàn đang khẳng định rõ vị thế quốc tế của mình thông qua việc tích cực tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trong một thế giới toàn cầu hóa và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, những thách thức trên không còn là thách thức của từng quốc gia đơn lẻ mà ngày càng có tính xuyên quốc gia và toàn cầu, tác động mạnh tới an ninh và phát triển ở hai châu lục với cường độ và quy mô ngày càng gia tăng, mà trận động đất và sóng thần ngày 11/3 vừa qua ở Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Thực tế đó đòi hỏi hai bên phải có cách nhìn tổng thể và toàn diện, hành động mau chóng và quyết liệt trên các cấp độ quốc gia, khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Đồng thời, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm còn nhấn mạnh rằng, ASEM cần phải phối hợp tìm các biện pháp làm cho hợp tác thực chất hơn và nâng cao hiệu quả điều phối ASEM, nhằm bảo đảm diễn đàn có thể phát huy hơn nữa tiềm năng của mình, đóng góp ngày càng hiệu quả vào việc giải quyết những vấn đề đang đặt ra đối với thế giới, khu vực và mỗi thành viên.
Diễn ra trong 2 ngày, FMM -10 đã thu hút được sự tham gia đông đảo của đại biểu đến từ 46 quốc gia trong đó có 27 quốc gia thuộc EU và 19 nước châu Á cùng đại diện hai tổ chức EU và Ban thư ký ASEAN.
Trong lịch trình, các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung thảo luận 5 nội dung chính gồm: các vấn đề khu vực, các thách thức an ninh phi truyền thống, các vấn đề toàn cầu, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính, thúc đẩy triển khai kết quả cấp cao ASEM 8 tại Brussels (Bỉ) năm 2010 và chuẩn bị cho cấp cao ASEM 9, dự kiến diễn ra tại Vientiane (Lào) năm 2012
Theo CAND
Tin từ hãng Telegraph số ra ngày 6/6 cho biết, phiên xử thứ 2 dành cho cựu Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn đã được mở tại tòa án của bang New York (Mỹ). Ngoài tham vọng tìm cách bào chữa trắng án cho thân chủ, các luật sư bào chữa còn định cáo buộc cảnh sát Mỹ làm việc sai nguyên tắc trong vụ bắt giữ một nhà ngoại giao tầm cỡ quốc tế như ông Strauss-Kahn
Hơn 5.000 vũ khí nguyên tử đang được triển khai trên thế giới trong tình trạng sẵn sàng, AFP hôm qua dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ở Thụy Điển cho hay.
Theo Roi-tơ, đêm 6 rạng sáng 7-6 nhiều vụ nổ lớn đã làm rung chuyển Thủ đô Tơ-ri-pô-li của Li-bi khi máy bay của NATO tăng cường các cuộc không kích tại đây.
Đài truyền hình nhà nước Syria cho biết các nhóm vũ trang đã sát hại 120 nhân viên an ninh tại thị trấn Jisr al-Shughour hôm 6-6
Ngày 7/6, quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết không loại trừ khả năng sẽ không bao giờ tìm được nguồn gốc dẫn đễn sự bùng phát dịch bệnh do nhiễm khuẩn E.Coli gây chết 23 người tại Đức
Khoảng 16.000 người đã ngay lập tức được di dời trong một trận mưa lớn ở thành phố Lâu Để, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc hồi cuối tuần qua, cơ quan phòng chống hạn hán và kiểm soát lũ lụt tỉnh cho hay.