Bốn quốc gia Đông Nam Á đã hợp tác với Trung Quốc và Đài Loan trong cuộc chiến chống tội phạm trên mạng
Nhà chức trách Indonesia hôm 13-6 đã trục xuất 101 người Đài Loan trong số hàng trăm người bị bắt khắp châu Á vì bị tình nghi tham gia lừa đảo có quy mô lớn trên mạng. Ông Herawan Sukoaji, người phát ngôn của cơ quan nhập cư Indonesia, xác nhận: “101 người Đài Loan này đã bị trục xuất sáng nay (13-6). Họ đã đi từ sân bay Soekarno Hatta đến Đài Bắc trên chuyến bay của hãng hàng không Air China”.
101 người Đài Loan bị tình nghi tham gia lừa đảo bị Indonesia trục xuất hôm 13-6. Ảnh: AFP
598 người bị bắt
Các mạng lưới lừa đảo ở Đài Loan đã chuyển sang khu vực Đông Nam Á sau khi cảnh sát lãnh thổ này kết hợp với các lực lượng của nhà chức trách Trung Quốc (TQ) nhằm phá vỡ các hoạt động của họ. 598 nghi can, trong đó có 410 người Đài Loan và 181 người TQ, đã bị bắt giữ trong một chiến dịch diễn ra ở Đài Loan, TQ, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Thái Lan hôm 9-6.
Trong số đó, 122 người bị bắt ở Campuchia vì tình nghi lừa đảo đã bị trục xuất về Đài Loan hôm 11-6 để được điều tra thêm. Theo trang web Focus Taiwan, đây là lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh với tội phạm ở Đài Loan, người ta thuê máy bay để chuyên chở những kẻ tình nghi phạm tội.
Cục Điều tra Tội phạm của Đài Loan (CIB) đã cử 60 thám tử hộ tống 122 người này trở về Đài Loan. CIB cho biết ngay sau khi đáp xuống sân bay, 40 nhân viên cảnh sát khác đã được cử đến để đưa họ đi thành phố Đài Trung. Những người này được đưa ngay đến cơ quan cảnh sát để thẩm vấn.
Hợp tác chống tội phạm
Đó cũng là lần đầu tiên các lực lượng cảnh sát ở hai bờ eo biển Đài Loan hợp tác với đồng nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á trong một chiến dịch chống tội phạm xuyên biên giới. Đài Loan đã huy động hơn 800 nhân viên cảnh sát tham gia chiến dịch trừng trị các hành vi lừa đảo qua internet và điện thoại.
Ông Wang Cho-chiun, Tổng Giám đốc Cơ quan Cảnh sát Đài Loan, khẳng định chiến dịch nêu trên đã giáng một đòn trí mạng vào các mạng lưới lừa đảo và làm giảm bớt các trường hợp lừa đảo ở Đài Loan. Hơn nữa, theo ông, đây là lần đầu tiên cảnh sát Đài Loan và TQ đại lục đã cùng điều tra các trường hợp lừa đảo ở một nước thứ ba.
Nhà chức trách Indonesia cho biết hiện họ vẫn chưa nắm được đầy đủ các chi tiết những hành vi lừa đảo của các nghi can này trên internet và qua điện thoại. Họ xác nhận rằng những hành vi này được thay đổi ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, cảnh sát Indonesia cho rằng hàng ngàn người đã lọt vào bẫy của những kẻ lừa đảo nêu trên.
Theo tư liệu của cảnh sát, ở Indonesia, các nghi can này thuê những ngôi nhà được trang bị kết nối băng thông rộng. Đóng giả làm các quan chức, những người này thực hiện những cuộc gọi điện thoại qua internet đến các nạn nhân ở TQ, Đài Loan, Philippines, Việt Nam để tìm cách lừa gạt tiền của họ.
Ngoài số nghi can Đài Loan nói trên, Indonesia đã bắt giữ 76 người TQ tại 15 địa chỉ khác nhau khắp thủ đô Jakarta và Indonesia đã trục xuất họ hôm 11-6.
Theo NLĐ
Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.