Sáng 19-7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 (AMM 44) đã khai mạc tại Bali, Indonesia.
Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại hội nghị. |
Tham dự lễ khai mạc có Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, TổngThư ký ASEAN Surin Pitsuwan và Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Hội nghị AMM 44 đối với các Hội nghị cấp cao ASEAN và Đông Á dự kiến diễn ra vào cuối năm nay tại Indonesia; đánh giá cao sự nhất trí và quyết tâm của các nước thành viên hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 - một Cộng đồng vì nhân dân và dân chủ, thông qua nỗ lực tích cực thực hiện lộ trình cho Cộng đồng ASEAN, các quy định của Hiến chương ASEAN, củng cố và tăng cường đoàn kết và hợp tác ASEAN, nâng cao khả năng phục hồi và phát triển ASEAN với vai trò chủ đạo trong khu vực.
Theo Tổng thống Yudhoyono, bối cảnh hội nhập đang diễn ra sôi động, phức tạp và nhanh chóng, đòi hỏi các nước ASEAN phải tăng cường đoàn kết, nhất trí, nâng cao năng lực để tận dụng các cơ hội, đối phó với các thách thức truyền thống và phi truyền thống, cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu. Những nỗ lực đó cần được tiến hành trên cơ sở một nền tảng chung, sự kiên định trong thực hiện những nội dung đã được các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí tại Hội nghị cấp cao ASEAN 18.
Tổng thống Yudhoyono khẳng định nỗ lực chung của các nước thành viên xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng ngoại, tiếp tục hợp tác với các đối tác để tạo ra môi trường chiến lược ở Đông Á, đóng góp tích cực và hiệu quả cho hoà bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và toàn cầu thông qua các diễn đàn do ASEAN đóng vai trò định hướng.
Về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 1992, nên cần đẩy nhanh việc hoàn thiện các hướng dẫn thực thi DOC để hai bên bước sang giai đoạn mới, đó là xác định các nội dung cơ bản của Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Bằng cách đó, ASEAN có thể khẳng định với thế giới rằng tương lai Biển Đông có thể dự báo, quản lý và giải quyết được. Tổng thống Yudhoyono cũng cho biết tình hình giữa Thái Lan và Campuchia đang từng bước cải thiện, song vẫn còn căng thẳng, đòi hỏi thiện chí của cả hai bên nhằm giải quyết xung đột một cách hòa bình thông qua đối thoại.
Hội nghị AMM 44 diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa của Indonesia - nước Chủ tịch ASEAN 2011 và Chủ tịch Hội nghị AMM 44. Với chủ đề “Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng toàn cầu của các quốc gia”, Hội nghị AMM 44 tập trung thảo luận lộ trình, biện pháp đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột vào năm 2015; phát huy vai trò của ASEAN trong việc củng cố hoà bình, an ninh và ổn định của khu vực cũng như trên thế giới; tăng cường khả năng phục hồi kinh tế khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính và sự nổi lên của các nền kinh tế châu Á với tư cách là một động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng Natalegawa cho biết tại Hội nghị lần này, Indonesia sẽ dành ưu tiên thảo luận cho các nội dung liên quan đến triển vọng an ninh ASEAN, Diễn đàn hàng hải ASEAN lần thứ hai và các vấn đề về cấu trúc khu vực, các quan hệ đối ngoại của ASEAN và Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng toàn cầu của các quốc gia.
Trên cơ sở nhất trí đề xuất của các quan chức cấp cao, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng thảo luận việc thực hiện DOC; công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN 19 và các hội nghị liên quan; thành lập Viện Hoà bình và Hoà giải ASEAN; xem xét vấn đề thị thực chung ASEAN.
Dự kiến, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ ra thông cáo chung của Hội nghị AMM 44, Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị ARF, Tuyên bố Chủ tịch của các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đối tác (ASEAN +3, ASEAN +1, EAS), Tuyên bố kỷ niệm 15 năm quan hệ đối thoại Nga -ASEAN.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm: Hòa bình, ổn định, an ninh là nguyện vọng chung của khu vực Tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã có những phát biểu, đóng góp ý kiến quan trọng, được các nước đánh giá tích cực trên bốn chủ đề: Xây dựng cộng đồng và thực hiện Hiến chương ASEAN; Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu; Cấu trúc khu vực và Các vấn đề quốc tế và khu vực. Về Cấu trúc khu vực, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định ASEAN cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy cấu trúc khu vực với vai trò trung tâm của ASEAN và dựa trên cơ sở phát huy các cơ chế và tiến trình hiện có, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, phục vụ các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, xây dựng lòng tin và hợp tác, phát triển ở khu vực. Để tiếp tục duy trì và phát huy vai trò chủ đạo của mình, ASEAN cần chủ trì xây dựng chương trình nghị sự, một mặt là để xác định các ưu tiên phù hợp cho từng cơ chế, tiến trình, mặt khác, đóng góp vào mục tiêu chung là thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, bảo đảm tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế và các chuẩn mực ứng xử chung ở khu vực. ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, EAS cũng như các cơ chế hiện hành, kể cả ADMM+, sẽ là những thành tố quan trọng trong một cấu trúc khu vực đang định hình. Việt Nam chia sẻ nhận thức Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tiếp tục là diễn đàn của các nhà lãnh đạo đối thoại và hợp tác về các vấn đề chiến lược quan trọng liên quan tới hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực. ASEAN hoan nghênh việc mở rộng và mời Nga, Mỹ tham gia EAS. Về trọng tâm sắp tới của EAS, cùng với việc thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác ưu tiên và liên kết khu vực hiện có, EAS cần bàn chung về các vấn đề chính trị-an ninh có tầm quan trọng chung đối với khu vực, trong đó có ứng phó với thiên tai và an ninh, an toàn hàng hải. Về các vấn đề quốc tế và khu vực khác, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, khu vực Đông Á đang chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Hòa bình, ổn định và an ninh tiếp tục là nguyện vọng chung của các dân tộc trong khu vực; đồng thời đối thoại và hợp tác đã trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các quốc gia. Về biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định: hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển Đông là quan tâm, lợi ích chung và nguyện vọng thiết tha của khu vực cũng như tất cả các nước. Tất cả các nước phải triệt để tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam hoan nghênh nỗ lực của ASEAN tích cực trao đổi, hướng tới hoàn tất dự thảo Quy tắc hướng dẫn triển khai DOC, cũng như nối lại các cuộc họp quan chức cấp cao (SOM) ASEAN-Trung Quốc về việc thực hiện DOC trong dịp các hội nghị bộ trưởng lần này... |
Theo SGGP
Cảnh sát London cho hay phóng viên Sean Hoare, người đầu tiên tiết lộ vụ tai tiếng nghe lén điện thoại của tờ the News Of the World, bị phát hiện đã chết.
Taliban đã tải lên mạng một đoạn video gây sốc ghi lại cảnh 16 cảnh sát bị giết kiểu hành hình tại tây bắc Pakistan.
Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) và Mỹ vừa đưa ra cảnh báo giật mình về những lỗ hổng an ninh hàng không qua những con số đáng báo động. Số liệu thống kê năm 2010 cho thấy, có khoảng 40.000 người đã di chuyển khắp nơi trên thế giới bằng giấy tờ thất lạc hoặc đánh cắp.
Tính đến ngày 17.7, 36/47 tỉnh ở Nhật được báo cáo đã xuất hiện và bày bán thực phẩm nhiễm xạ. Chính quyền Nhật Bản sẽ cấm lưu hành loại thịt bò ở tỉnh Fukushima, nơi chịu ảnh hưởng bởi sự cố rò rỉ hạt nhân.
Ngày 17-7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tới thủ đô Athens để thảo luận với Chính phủ Hy Lạp về cuộc khủng hoảng nợ đang diễn biến ngày một tồi tệ và nhiều rủi ro.
Giám đốc điều hành Dow Jones và Wall Street Journal cùng giám đốc News International - công ty xuất bản một loạt báo ăn khách hàng đầu của Anh, tuyên bố từ chức hôm qua.