Giới học giả Trung Quốc cho rằng đã đến lúc nước này nên thay đổi chính sách ở châu Á để tránh mất thêm láng giềng và đối tác.

 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17.8 đã đến Bắc Kinh và gặp Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du phục vụ cho mục đích chiến lược của Mỹ tại châu Á. Theo BBC, bên cạnh việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, chuyến đi của ông Biden còn nhằm làm sâu sắc hơn vai trò của Mỹ trong khu vực. Châu Á là nơi giới ngoại giao của Nhà Trắng từ Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell liên tục khẳng định rằng Mỹ có những lợi ích chiến lược lâu dài.

Trong lúc Mỹ ngày càng được lòng đồng minh và đối tác tại châu Á, Trung Quốc lại đối mặt với chỉ trích gia tăng vì những động thái gây lo ngại cho nhiều bên. Đến nỗi các học giả nước này cho rằng đã đến lúc Bắc Kinh đánh giá lại và cải thiện chính sách ở khu vực. Tờ Asia Times dẫn lời tiến sĩ Giản Quân Ba của Đại học Phục Đán nhận định, dù Trung Quốc luôn tuyên bố theo đuổi chính sách “láng giềng thân thiện”, kết quả thực tế lại hoàn toàn khác.

Thách thức mới nhất đến từ Nhật Bản. Hồi tuần trước, Chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano khẳng định, Tokyo sẽ triển khai ngay Lực lượng phòng vệ nếu nước khác xâm lấn quần đảo đang tranh chấp Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. “Nếu quần đảo này bị xâm phạm, Nhật Bản buộc phải sử dụng quyền tự phòng vệ và quét sạch kẻ xâm lấn bằng mọi giá”, Kyodo News dẫn lời ông Edano nói. Hàn Quốc cũng đang tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường phát triển hải quân, mới nhất là cho hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của nước này.

Ở Đông Nam Á, Philippines liên tiếp có những chỉ trích mạnh mẽ đối với các hành động của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển Đông. Ngay cả Singapore, nước không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, cũng đã tỏ thái độ. Asia Times dẫn lời cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu nói hồi đầu năm rằng, ông muốn Mỹ “có vai trò lớn ở châu Á hơn là Trung Quốc”. Ấn Độ tỏ ra dè chừng, còn Úc dù không thuộc châu Á cũng không giấu giếm chính sách nhanh chóng hiện đại hóa quân đội trước áp lực từ phía tây.

Theo tiến sĩ Giản Quân Ba, Trung Quốc cần phải có những biện pháp thực tế và rốt ráo để gìn giữ an ninh khu vực và bảo đảm hòa bình ở khu vực. Tuy nhiên, đây là điều rất khó xảy ra vì Trung Quốc đang tranh chấp với nhiều nước xung quanh từ biển Hoa Đông đến biển Đông.

 

                                                Theo ThanhNien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tàu sân bay Thi Lang cập cảng Đại Liên, Liêu Ninh (Trung Quốc) ngày 14-8 sau khi chạy thử nghiệm trên biển - Ảnh: China.org.cn
Không có hình ảnh

Thái Lan và Campuchia chuẩn bị họp Ủy ban Biên giới chung

Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, tướng Yutthasak Sasiprapa ngày 16-8 cho biết ông đã nhận được lời mời của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tới tham dự cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban Biên giới chung Thái Lan - Campuchia (GBC), dự kiến diễn ra tại Phnom Penh ngày 8-9 tới.

Phanh phui “những bí mật” trong Tử cấm thành

Thời gian qua, báo chí Trung Quốc lật tẩy hàng loạt bê bối tiêu cực bên trong Tử cấm thành ở Bắc Kinh.

Châu Âu: bạo loạn có thể lan rộng

Thủ tướng Anh David Cameron cam kết sẽ “hàn gắn xã hội đã rạn vỡ” để ngăn chặn tình trạng bạo động tái diễn. Tuy nhiên, các chuyên gia xã hội cho rằng chính phủ vẫn còn né tránh vấn đề bản chất của nước mình.

Mỹ, Hàn tập trận chung, bất chấp Triều Tiên phản đối

Mỹ và Hàn Quốc hôm nay bắt đầu cuộc tập trận chung mà Mỹ nói là thường kỳ và có mục đích phòng vệ, bất chấp tố cáo của phía Triều Tiên rằng cuộc tập trận này nhằm chuẩn bị cho “một cuộc xâm lược Triều Tiên”.

Tỉ phú Nga muốn làm thủ tướng

Tỉ phú Mikhail Prokhorov, 46 tuổi, gần đây đã nói rằng ông hy vọng một ngày nào đó mình trở thành thủ tướng.

Điều tra việc xếp hạng Mỹ là AA+

Ngày 13-8, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) cho biết sẽ mở cuộc điều tra về tiến trình Standard & Poor’s (S&P) hạ bậc tín nhiệm tín dụng của Mỹ làm chao đảo thị trường tài chính thế giới tuần qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục