Trung Quốc lại vừa cho tàu hải giám tuần tra biển Đông cũng như xúc tiến kế hoạch cùng thăm dò dầu khí ở Trường Sa với Philippines.
Theo Tân Hoa xã, tàu hải giám 51 của Trung Quốc đang thực hiện hành trình tuần tra biển Đông, bắt đầu từ ngày 25.8. Từ tháng 7.2006, đội tàu hải giám nước này đã liên tục cử tàu chấp pháp và máy bay đi tuần định kỳ ở các khu vực mà Bắc Kinh tự cho là của mình. Bên cạnh tàu hải giám, chuyến tuần tra lần này còn có sự góp mặt của máy bay trực thăng.
|
Trong thời gian qua, Philippines là một trong những nước phản đối mạnh nhất những hành động trên biển Đông của Trung Quốc, cáo buộc nước này bắt nạt các bên có tranh chấp ở vùng biển này. Do đó, chuyến công du Trung Quốc bắt đầu vào ngày 30.8 của Tổng thống Benigno Aquino III thu hút sự chú ý rất nhiều các bên liên quan và giới phân tích. AFP dẫn lời những người thân cận của Tổng thống Aquino III cho hay trong chuyến thăm 4 ngày, ông sẽ nêu vấn đề tranh chấp biển Đông với giới lãnh đạo Bắc Kinh. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định sẽ không có đột phá nào cho vấn đề này. “Trung Quốc và Philippines thống nhất rằng vấn đề biển Đông chỉ là một phần nhỏ trong quan hệ hai bên và không nên để nó chiếm lĩnh chương trình nghị sự”, Reuters dẫn lời một chuyên gia tại Viện Quan hệ quốc tế Đương đại Trung Quốc cho hay.
Giới chức Philippines và các chuyên gia cho rằng, ông Aquino III sẽ tập trung nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Dự kiến hai bên sẽ ký chương trình hợp tác 5 năm với mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỉ USD vào năm 2016. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Philippines Cristino Panlilio, trong chương trình này có một dự án cùng thăm dò dầu khí ở khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài truyền hình GMA News dẫn lời ông Panlilio cho hay Manila và Bắc Kinh đã đồng ý lập một liên doanh giữa các công ty dầu khí của hai bên để thăm dò ở khu vực nói trên. Động thái này rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa. Trong khi đó, đảng đối lập ở Philippines Bayan Muna ngày 29.8 tuyên bố sẽ ngăn cản dự án trên, theo báo Sun Star.
Theo Báo Thanhnien
Bộ Ngoại giao Nhật một lần nữa lại triệu tập đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Thành để phản đối việc hai tàu ngư chính của nước này xâm nhập vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) ngày 24-8.
Một nguồn tin tham dự cuộc họp nội các thường kỳ của Campuchia ngày 26/8 cho biết Thủ tướng nước này, ông Hun Sen đã gợi ý khả năng mở lại một cửa khẩu biên giới để du khách nước ngoài từ phía Thái Lan tới tham quan ngôi đền cổ Preah Vihear của Campuchia.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/8 đã khuyên dân chúng ở bờ Đông nước Mỹ hãy chuẩn bị các bước phòng chống trước trận bão dữ dội Irene mà giới hữu trách e sẽ gây ra lụt lội rộng rãi và mất điện.
Trong khi chiến sự vẫn diễn ra ác liệt tại nhiều khu vực, nhất là tại trang trại riêng của Tư lệnh lực lượng vũ trang trung thành với Tổng thống Muammar Gaddafi, ông Abdul Rahman Al Sayd, thì Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) Mustafa Abdel Jalil bắt đầu chuyến công du châu Âu nhằm xây dựng hình ảnh chính phủ tạm thời, cũng như vận động để giải ngân số tiền trị giá hàng tỉ USD trong các tài khoản của Libya đang bị đóng băng trên thế giới.
Theo một báo cáo nội bộ của Bộ Quốc phòng Anh, nguy cơ rò rỉ phóng xạ và tai nạn ở các tàu ngầm và bom nguyên tử già nua của Anh đang ngày càng tăng lên, do ảnh hưởng của việc cắt giảm ngân sách quá lớn.
Hãng tin Interfax ngày 25/8 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich cho biết nước này ngạc nhiên trước việc Iran đệ đơn kiện Nga lên tòa án quốc tế vì Mátxcơva từ chối hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Tehran.