Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ vừa chính thức thông báo một hệ thống rađa báo động sớm sẽ được thiết lập tại một căn cứ quân sự miền đông nam nước này trong khuôn khổ của hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ và NATO xây dựng cho châu Âu.

Iran cảnh báo động thái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong vùng.

Hệ thống này nhằm chống lại đe dọa tấn công bằng tên lửa từ Iran.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nói trong một thông báo hôm qua là rađa sẽ được lắp đặt tại một căn cứ quân sự tại Kurecik thuộc tỉnh Malatya.

Iran, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, đã cảnh báo Ankara là quyết định này sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong vùng.

Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra một ngày sau khi Romania ký một thỏa thuận cho phép Mỹ đặt tên lửa ngăn chặn trên mặt đất SM-3 như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Đã có 28 nước thành viên của NATO ủng hộ kế hoạch hệ thống chống tên lửa để bảo vệ châu Âu chống lại tên lửa đạn đạo của Iran trong một hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này tại Bồ Đào Nha hồi năm ngoái.

Tuần trước, truyền hình Iran Press TV đưa tin Iran đã phát triển được hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa.

Theo kênh này, những cuộc thử nghiệm đầu tiên thành công của hệ thống mới diễn ra tại căn cứ quân sự Khatam al-Anbiya. Chỉ huy cơ sở Farzad Esmail cho biết, với hệ thống phòng mới, Iran có thể xác định mục tiêu trên không và tiêu diệt các tên lửa có cánh, máy bay chiến đấu của đối phương và máy bay chiến lược tầm xa.

Hiện nay, các chuyên gia của Iran đang nghiên cứu một hệ thống rađa mới, có khả năng phát hiện chuyển động của các đối tượng nhỏ trong bán kính vài ngàn km.

 

                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Lá cờ của chính quyền phe nổi dậy bay phấp phới tại Đại sứ quán Libya ở Bắc Kinh hôm 23.8. Ảnh: CNN.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phương Đông đã mọc lên từ “Ground Zero”

Từ sau vụ tấn công khủng bố 11-9, phương Tây đã mất cả chục năm để tập trung đối phó với mối đe dọa khủng bố cùng hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Và phương Tây cũng đã nhắm mắt trước một sự thay đổi toàn cầu: sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Châu Á nô nức đón mừng Tết Trung thu

Đèn lồng rực rỡ, những chiếc bánh thu trung thu tròn thơm ngon… là những hình ảnh đón mừng Tết Trung thu tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia…

Trung Quốc chính thức công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya

Trung Quốc vừa chính thức thông báo công nhận Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của lực lượng nổi dậy Libya là "lực lượng cầm quyền" ở quốc gia châu Phi này.

Nga ủng hộ Palestine trở thành thành viên LHQ

Theo AFP, ngày 12/9, Nga tuyên bố sẽ bỏ phiếu thuận đối với nỗ lực gây tranh cãi của Palestine để được Liên hợp quốc công nhận là nhà nước bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cả Israel và Mỹ.

Chính sách đối ngoại Mỹ sau sự kiện 11-9 có thay đổi ?

Mười năm sau ngày 11-9, chúng ta bắt đầu nhận ra viễn cảnh tác động của cuộc khủng bố ngày 11-9 đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Có một khuynh hướng tự nhiên cho rằng cuộc tấn công đó đã thay đổi tất cả. Một thập kỷ đã trôi qua nhưng kết luận đó vẫn chưa được lý giải một cách đầy đủ. Ngày 11-9 đã thay đổi trọng tâm và chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Nhưng cách tiếp cận mới của chính quyền Bush từng nhận được nhiều sự ủng hộ lẫn chỉ trích, đã không thay đổi nhiều so với các lý thuyết đương đại.

Khủng bố nhằm vào binh sĩ Mỹ ở Afghanistan, 77 người bị thương

Ngay trước ngày 11/9, một vụ khủng bố tự sát bằng xe bom nhằm vào lính Mỹ ở Afghanistan đã làm 77 lính Mỹ bị thương. Vụ việc là lời nhắc nhở rằng 10 năm sau vụ 11/9, gần 100.000 lính Mỹ vẫn đang tham gia cuộc chiến chưa có dấu hiệu kết thúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục